chƣa thành niên phù hợp với tinh thần cải cách tƣ pháp
Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị đề cập tới việc nghiên cứu thành lập Tòa chuyên trách trong hệ thống TAND. Công cuộc cải cách tư pháp đang được tiến hành khẩn trương mà trọng tâm là đổi mới tổ chức TAND. Thực tiễn xét xử các vụ án HN&GĐ nói chung cũng như các vụ án ly hôn có tranh chấp về tặng cho QSDĐ cho thấy đây là các tranh chấp phát sinh từ quan hệ xã hội có tính đặc thù, liên quan đến các đối tượng mà pháp luật, Nhà nước rất quan tâm. Việc giải quyết tất cả các vụ án loại này có ảnh hưởng rất lớn đến ổn định quan hệ xã hội, góp phần củng cố chế độ HN&GĐ Việt Nam.
Hiện nay các vụ án về HN&GĐ đều do Tòa dân sự TAND thụ lý, giải quyết. Thẩm phán TAND là người được giao xét xử tất cả các vụ án mà chưa có sự chuyên môn hóa theo các loại việc. Điều đó dẫn đến hậu quả là: Thẩm phán là " quan tòa đa năng" việc gì cũng biết nhưng không chuyên sâu, ảnh hưởng tới chất lượng công tác của TAND. Để đáp ứng yêu cầu chuyên môn
sâu đội ngũ Thẩm phán, tổ chức TAND chuyên sâu theo hướng chuyên trách, có điều kiện tăng cường đầu tư nguồn nhân lực, cơ sở vật chất… cần thiết thành lập Tòa chuyên trách về hôn nhân, gia đình và người chưa thành niên trong hệ thống TAND. Để thực hiện vấn đề này đề nghị Quốc hội sớm cho sửa đổi Luật tổ chức TAND.
Kết quả giải quyết các vụ án ly hôn nói chung tại TAND quận Đống Đa, thành phố Hà nội cơ bản là tốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp chất lượng xét xử còn hạn chế, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Trong số các nguyên nhân của tình trạng này phải kể đến nguyên nhân do pháp luật chưa hoàn thiện, chậm ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất, đội ngũ cán bộ có chức danh tư pháp còn hạn chế về năng lực, trình độ, bản lĩnh, tổ chức bộ máy của TAND chậm đổi mới… Vì vậy, việc kiến nghị các giải pháp nêu trên là rất cần thiết góp phần khắc phục tồn tại hiện nay, nâng cao chất lượng công tác xét xử của TAND.
KẾT LUẬN
Luật HN&GĐ năm 2000 ra đời thay thế Luật HN&GĐ năm 1986, trong đó Luật đã sửa đổi, bổ sung một số quy định cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống, đồng thời bổ sung các quy định mới, góp phần giải quyết những khó khăn, vướng mắc, bất cập cho các cấp Tòa án. Bên cạnh đó BLDS năm 2005, Luật Đất đai 2003 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2009) cũng phát huy tác dụng thể hiện rõ ràng các quy định liên quan đến hợp đồng tặng cho QSDĐ, liên quan đến đất đai tạo căn cứ pháp lý quan trọng để TAND quận Đống Đa, thành phố Hà Nội giải quyết các tranh chấp về tặng cho QSDĐ của vợ chồng khi ly hôn.
Việc giải quyết các tranh chấp về tặng cho QSDĐ của vợ chồng khi ly hôn không chỉ có ý nghĩa với hai bên vợ chồng mà nó còn đảm bảo lợi ích cho bên thứ ba, góp phần ổn định các quan hệ xã hội.
Đề tài "Xét xử các vụ án ly hôn có tranh chấp về tặng cho quyền sử
dụng đất qua thực tiễn tại Tòa án nhân dân quận Đống Đa " được nghiên cứu
về cả lý luận và thực tiễn, tính phức tạp trong điều kiện có nhiều biến đổi về kinh tế, xã hội hiện nay. Với mục đích và nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu, đề tài đi sâu phân tích những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong việc xét xử các vụ án ly hôn có tranh chấp về tặng cho QSDĐ qua thực tiễn tại TAND quận Đống Đa, từ đó đưa ra được đường lối giải quyết tranh chấp hợp tình, hợp lý và đúng quy định pháp luật nhất. Cũng như thấy được tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp, sự phát triển, hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề này trong thực tế.
Với những quy định trong Luật HN&GĐ năm 2000, BLDS năm 2005, BLTTDS năm 2004 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011), Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản pháp luật khác đã tạo cơ sở pháp lý giúp cho TAND
quận Đống Đa, thành phố Hà Nội giải quyết tranh chấp được thuận lợi, nhanh chóng, đáp ứng cơ bản yêu cầu nhiệm vụ.
Vấn đề tranh chấp về tặng cho tài sản là QSDĐ của vợ, chồng khi ly hôn ngày càng nhiều và diễn biến phức tạp. Trong quá trình xét xử TAND quận Đống Đa, thành phố Hà Nội đã giúp các đương sự giải quyết tranh chấp, góp phần bảo vệ có hiệu quả quyền lợi ích hợp pháp của các bên cũng như lợi ích của bên thứ ba có liên quan. Tuy nhiên quá trình giải quyết tranh chấp, TAND quận Đống Đa, thành phố Hà Nội cũng không tránh khỏi những sai sót. Một mặt do lỗi từ phía Thẩm phán xét xử, mặt khác do một số quy định của pháp luật còn chưa cụ thể, đôi khi còn chồng chéo, chưa sát với thực tế. Vì vậy, Nhà nước ta cần từng bước điều chỉnh, hoàn thiện các quy định của hệ thống pháp luật về dân sự, đất đai, HN&GĐ nhằm áp dụng trong thực tiễn, bảo đảm tốt nhất quyền lợi cho các bên sau khi ly hôn và lợi ích của người thứ ba có liên quan.