Hoàn thiện các quy định của Bộ luật dân sự

Một phần của tài liệu Xét xử các vụ án ly hôn có tranh chấp về tặng cho quyền sử dụng đất qua thực tiễn tại tòa án nhân dân quận Đống Đa (Trang 80)

Hợp đồng tặng cho tài sản là một trong những công cụ pháp lý được hình thành từ lâu đời và được sử dụng phổ biến trong đời sống, nhất là ở Việt Nam, là nơi có truyền thống con người sống với nhau vì tình, vì nghĩa. Chính

vì vậy nên trong pháp luật trước đây ở Việt Nam, chế định hợp đồng tặng cho tài sản dành được sự quan tâm thích đáng của các nhà làm luật trước đây. Tuy nhiên trong pháp luật Việt Nam hiện nay, chế định quan trọng này chỉ chiếm một vị trí rất khiêm tốn trong BLDS năm 2005, chính vì vậy nên có nhiều vấn đề, trong đó có cả việc xác định thời điểm hiệu lực của hợp đồng còn gây nhiều tranh luận trong giới luật học. Trong phạm vi bài viết tôi có một số ý kiến về vấn đề đặt ra.

Thứ nhất, cần điều chỉnh, sửa đổi những quy định còn mâu thuẫn của

BLDS với các văn bản pháp luật khác.

Điều 467 BLDS năm 2005 quy định về tặng cho bất động sản:

1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu.

2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản [29].

Nghĩa là kể từ khi hợp đồng hoàn thiện về mặt hình thức thì mới phát sinh thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Nói một cách khác, theo quy định này, mặc dù hợp đồng đã được công chứng, nhưng nếu chưa thực hiện thủ tục đăng ký thì vẫn chưa phát sinh hiệu lực. Điều này đã mâu thuẫn với khoản 3 Điều 4 của Luật Công chứng.

Thứ hai, cần bổ sung quyền của bên được tặng cho QSDĐ (Điều 726

BLDS năm 2005) cụ thể: "Yêu cầu bên tặng cho giao giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất" cho bên được tặng cho QSDĐ để làm thủ tục đăng ký QSDĐ và quyền "Từ chối quyền sử dụng đất khi chưa hoàn tất thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất".

Trong một hợp đồng, quyền của bên này sẽ ứng với nghĩa vụ của bên kia, vì vậy trong hợp đồng tặng cho QSDĐ đi đôi với nghĩa vụ của bên tặng cho, pháp luật quy định quyền của bên được tặng cho tại Điều 726 BLDS.

Tuy nhiên, có thể thấy pháp luật quy định bên tặng cho có nghĩa vụ giao các giấy tờ liên quan tới QSDĐ nhưng lại không quy định cho bên được tặng cho quyền tương ứng: quyền yêu cầu giao các giấy tờ liên quan tới QSDĐ. Đây là nguyên nhân dẫn tới nhiều tranh chấp, khiếu kiện.

Thứ ba, hoàn thiện quy định về hợp đồng tặng cho có điều kiện theo

hướng cụ thể, rõ ràng hơn như cần nêu cụ thể các điều kiện trong hợp đồng tặng cho.

Khoản 1 Điều 106 Luật Đất đai năm 2003 và Điều 470 đã gián tiếp quy định về hợp đồng tặng cho có điều kiện. Tuy nhiên, tặng cho QSDĐ là một hợp đồng đặc thù nên việc pháp luật chưa quy định cụ thể đã làm thực tiễn xảy ra nhiều tranh chấp. Điển hình như: người được tặng cho thực hiện xong nghĩa vụ mà người tặng cho không giao QSDĐ, việc đòi lại QSDĐ mà không tính đến việc người được tặng cho có lỗi hay không trong việc không thực hiện nghĩa vụ… Do đó cần bổ sung các quy định rõ ràng và chặt chẽ về hợp đồng tặng cho QSDĐ có điều kiện như sau:

Các trường hợp người được tặng cho QSDĐ đã thực hiện xong nghĩa vụ cam kết với người được tặng cho thì người tặng cho phải giao đất cho người được tặng cho. Nếu người tặng cho vi phạm thì phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.

Trong trường hợp cần phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho QSDĐ có lỗi do cố ý không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại QSDĐ đã tặng cho và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có. Nếu do điều kiện khách quan mà bên được tặng cho quyền sử dụng đất không thể thực hiện nghĩa vụ đó thì bên tặng cho có quyền đòi lại quyền sử dụng đất và phải thanh toán giá trị mà bên được tặng cho đã đầu tư trên đất.

Pháp luật quy định điều kiện trong hợp đồng tặng cho "không được

trái pháp luật, đạo đức xã hội" mà không nêu cụ thể các điều kiện đó là gì?

Ngoài ra, về mặt lý luận hợp đồng tặng cho QSDĐ có điều kiện là hợp đồng không có đền bù, thể hiện ở chỗ những nghĩa vụ mà người tặng cho yêu cầu người được tặng cho thực hiện vì những nhu cầu vật chất hay tình cảm trong cuộc sống mà không tính toán đến giá trị tương ứng với tài sản tặng cho. Những điều kiện mà bên tặng cho đưa ra phải không nhằm mục đích đem lại lợi ích cho chính bản thân mình mà có thể chỉ vì lợi ích của người thứ ba. Nếu ra điều kiện mà đem lại lợi ích cho chính người tặng cho thì lúc này hợp đồng tặng cho lại trở về có tính đền bù và vì vậy sẽ làm triệt tiêu tính đặc trưng như tên gọi của hợp đồng. Vì vậy, theo tác giả luận văn, pháp luật cần quy định điều kiện trong hợp đồng tặng cho như sau: "Không nhằm mục đích đem lại lợi ích cho bên tặng cho, không được trái pháp luật, đạo đức xã hội".

Một phần của tài liệu Xét xử các vụ án ly hôn có tranh chấp về tặng cho quyền sử dụng đất qua thực tiễn tại tòa án nhân dân quận Đống Đa (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)