Chế độ tài sản của vợ chồng bao gồm các qui định về vấn đề sở hữu tài sản của vợ, chồng; căn cứ xác lập tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng; quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với các loại tài sản đó; các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng...Kế thừa và phát triển các qui định về chế độ tài sản của vợ, chồng trong pháp luật Việt Nam, Luật HN&GĐ năm 2000 của Nhà nước ta (các điều 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 95) đã qui định chế độ cộng đồng tài sản của vợ, chồng tương đối cụ thể và có nhiều điểm mới. Thực hiện và áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng những năm qua góp phần vào sự ổn định các quan hệ HN&GĐ, tạo cơ sở pháp lý thực hiện các quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được của pháp luật điều chỉnh vấn đề tài sản của vợ chồng, quá trình thực hiện và áp dụng Luật HN&GĐ năm 2000 về chế độ tài sản của vợ chồng cho thấy còn khá nhiều bất cập và vướng mắc. Vì vậy, cần hoàn thiện quy định Luật HN&GĐ về chế độ tài sản của vợ chồng để thuận lợi hơn cho việc giải quyết các tranh chấp về tài sản vợ chồng; cụ thể là:
Thứ nhất, cần xem xét bỏ quy định tại khoản 2, Điều 27 của Luật hiện hành: "Trong trường hợp thuộc sở hữu chung của vợ, chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của vợ, chồng". Vì nếu không ghi tên của cả hai vợ chồng thì vẫn đương nhiên là tài sản chung. Và đặc biệt là trên thực tế nhiều năm nay, ngoài tài sản là nhà đất có quy định bắt buộc phải ghi tên của hai vợ chồng, thì nhiều tài sản khác như máy bay, du thuyền, ô tô, mô tô,… đôi khi có giá trị còn lớn hơn nhà đất, nhưng vẫn không có quy định và không thể ghi tên của cả hai vợ chồng.
Thứ hai, cần sửa quy định tại khoản 5, Điều 33: "Trong trường hợp tài
sản riêng của vợ hoặc chồng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự
thỏa thuận của cả vợ chồng." Việc quy định "hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng
đó là nguồn sống duy nhất của gia đình" là chưa hợp lý, vì nếu nguồn tài sản
này dù có chiếm tới 99% nguồn sống của gia đình, thì vẫn chưa được coi là nguồn sống duy nhất.
Vì vậy, cần sửa quy định trên thành "hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng
đó là nguồn sống chủ yếu của gia đình".
Thứ ba, cần quy định "Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng"
Cần có quy định vợ chồng có thể lựa chọn lập hoặc không lập thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và có thể lập, sửa đổi, bổ sung trước và sau khi kết hôn. Đồng thời để bảo vệ quyền lợi cho bên yếu thế, thì có thể quy định thêm, vợ hoặc chồng có quyền không đồng ý với việc sửa đổi, bổ sung thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, nếu việc đó gây bất lợi cho họ.
Không những thế, cần quy định theo hướng phổ biến, cần thiết là từ khi kết hôn, tài sản riêng đương nhiên trở thành tài sản chung, trừ khi có thỏa thuận để riêng.
Thứ tư, cần bổ sung quy định về "Nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung".
Cần có quy định cụ thể về việc vợ chồng nhập tài sản riêng là QSDĐ vào tài sản chung, như: quy định rõ thời hạn để tài sản riêng trở thành tài sản chung của vợ chồng đối với bất động sản.
Thứ năm, cần xem xét bổ sung quy định: Vợ chồng có nghĩa vụ kê
khai toàn bộ tài sản chung và riêng của vợ, chồng tại thời điểm vợ chồng nộp đơn xin ly hôn tại Tòa án để bảo đảm việc phân chia tài sản công bằng khi vợ, chồng có yêu cầu, ngăn ngăn chặn hành vi giấu giếm, tẩu tán tài sản chung của vợ chồng trong quá trình giải quyết ly hôn. Ngoài ra, có thể xem xét xử lý trường hợp một hoặc hai bên tẩu tán tài sản chung trước khi ly hôn, tương tự như cơ chế phá sản doanh nghiệp.
Thứ sáu, cần xem xét đưa thêm một số quy định cụ thể về nghĩa vụ tài
sản riêng của vợ, chồng trong một số trường hợp như:
- Trả các khoản nợ mà vợ, chồng vay của người khác trong thời kỳ hôn nhân không vì nhu cầu chung của gia đình;
- Trả các khoản nợ phát sinh trong quá trình quản lý, sử dụng định đoạt tài sản riêng;
- Trả các khoản nợ phát sinh khi thực hiện nghĩa vụ gắn liền nhân thân vợ, chồng như các khoản chi phí giám hộ mà người vợ hoặc chồng là người giám hộ;
- Nghĩa vụ cấp dưỡng liên đới mà vợ, chồng phải thực hiện đối với các thành viên trong gia đình;…
Thứ bảy, cần giải thích rõ nhu cầu thiết yếu của gia đình, chẳng hạn
"Nhu cầu thiết yếu là những nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học hành, chữa bệnh và những nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không
Ngoài ra, Luật HN&GĐ cần thừa nhận vấn đề ly thân và có các quy định về chế độ tài sản trong thời gian vợ chồng sống ly thân.