Đƣờng lối giải quyết

Một phần của tài liệu Xét xử các vụ án ly hôn có tranh chấp về tặng cho quyền sử dụng đất qua thực tiễn tại tòa án nhân dân quận Đống Đa (Trang 57 - 61)

Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng tặng cho QSDĐ của vợ chồng khi ly hôn phải tuân thủ các bước sau:

Thứ nhất: Xác định nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất, công sức

duy trì, tôn tạo mảnh đất đó;

Thứ hai: Xác định ý chí của cha mẹ trong việc cho vợ chồng đất, cho

chung hay cho riêng; cho hay tạm giao;

Thứ ba: Xác định tính hợp pháp của giao dịch dân sự - hiệu lực của

hợp đồng tặng cho QSDĐ, đặc biệt là liên quan đến nội dung cụ thể của hợp đồng. Từ đó, vận dụng các quy định của BLDS, Luật HN&GĐ, các văn bản hướng dẫn của TANDTC trong việc xác định QSDĐ đã được tặng hay chưa được tặng cho, là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ, chồng áp dụng vào các vụ án cụ thể, trên cơ sở các chứng cứ cụ thể để có được những nhận định và phán quyết đúng pháp luật, hợp lý, hợp tình nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của các bên đương sự.

Thông thường các hợp đồng tặng cho phải tuân thủ các điều kiện về nội dung và điều kiện về hình thức thì hợp đồng tặng cho mới được công nhận. Tuy nhiên, trong quan hệ HN&GĐ Việt Nam việc cha mẹ cho con cái tài sản ít khi tuân thủ điều kiện về hình thức (không lập văn bản hoặc có lập văn bản thì ít khi có công chứng, chứng thực). Trong một số vụ án khi có tranh chấp, chính cha mẹ đã khai " nếu vợ chồng hòa thuận thì chúng tôi cho, còn vợ chồng bỏ nhau thì chúng tôi đòi lại" hoặc " chúng tôi chỉ cho mượn, vì chúng nó bỏ nhau nên chúng tôi đòi lại", trong khi đó vợ chồng người con đã sử dụng đất hàng chục năm, xây nhà kiên cố. Nếu đòi hỏi việc tặng cho giữa cha mẹ và vợ chồng người con phải có công chứng, chứng thực thì mới công nhận là tài sản chung vợ chồng thì nhiều trường hợp người phụ nữ khi ly hôn rất thiệt thòi, không chốn nương thân.

Trong thực tiễn xét xử của TAND quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, trong trường hợp xét xử các vụ án mà việc tặng cho giữa cha mẹ và con cái không tuân thủ các quy định pháp luật về tặng cho thì các Thẩm phán cũng đi theo hướng công nhận cho hay chưa cho là do đánh giá ý thức chủ quan của cha mẹ khi giao tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình cho con sử dụng, chứ không thiên về việc xem xét việc tặng cho có làm giấy tờ chưa, đã hoàn thành về thủ tục pháp lý chưa, để từ đó xác định QSDĐ đó có được coi là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ, chồng.

Tuy nhiên do đánh giá ý thức chủ quan của người giao tài sản, thông qua các biểu hiện bên ngoài, mà những biểu hiện đó trong mỗi vụ án rất khác nhau, nên rất khó nắm bắt. Mặt khác, giữa hai bên có sự tranh chấp rất gay gắt, quyết liệt. Cho nên đòi hỏi sự nỗ lực rất cao của các Thẩm phán về cả trách nhiệm lẫn tâm lực khi thu thập, xác minh, kiểm tra chứng cứ.

Dưới đây là một số đường lối giải quyết cụ thể qua thực tiễn giải quyết tại TAND quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

- Giải quyết trong trường hợp tặng cho QSDĐ tuân thủ các quy định của pháp luật

+ Đối với các trường hợp có đủ căn cứ để kết luận là cha mẹ đã cho vợ chồng QSDĐ thì phải xác định QSDĐ là tài sản chung, nhưng nếu vợ chồng hoặc một trong hai bên vợ chồng tự nguyện trả lại cha mẹ thì công nhận sự tự nguyện của họ đối với phần quyền lợi của họ đã tự nguyện trả. (Ví dụ: chỉ có người chồng tự nguyện trả lại cha mẹ thì chỉ công nhận phần của người chồng là trả lại cha mẹ, còn phần của người vợ thuộc quyền sở hữu của người vợ).

+ Trường hợp cha mẹ tặng cho con QSDĐ, có lập văn bản, trong đó ghi rõ chỉ cho người vợ hoặc người chồng thì dù hợp đồng tặng cho đó có diễn ra trong thời kỳ hôn nhân cũng không coi là tài sản chung vợ chồng mà phải xác định đó là tài sản riêng, được cho riêng người được chỉ định trong hợp đồng tặng cho. Tuy nhiên, nếu sau đó người được tặng cho riêng đã nhập vào khối tài sản chung vợ chồng thì phải coi tài sản đó là tài sản chung, khi xem xét, đánh giá công sức đóng góp phải coi người được cho có công sức đóng góp nhiều hơn.

+ Trường hợp người vợ hoặc người chồng đã được cha mẹ tặng cho đất trước khi kết hôn, sau kết hôn người vợ chồng bỏ tiền ra xây nhà, ở chung thì khi xảy ra tranh chấp phải xác định đất là tài sản riêng của vợ hoặc chồng, còn phần giá trị xây dựng là tài sản chung vợ chồng. Tuy nhiên, nếu sau đó người được tặng cho riêng đã nhập vào khối tài sản chung vợ chồng thì phải coi tài sản đó là tài sản chung, khi xem xét, đánh giá công sức đóng góp phải coi người được cho có công sức đóng góp nhiều hơn.

- Giải quyết trong trường hợp tặng cho QSDĐ không tuân thủ quy định của pháp luật về tặng cho bất động sản

+ Nếu đất do cha mẹ mua để cho vợ chồng người con đứng tên trong hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ và giao cho vợ chồng người con sử dụng

trong một thời gian dài, trong thời gian sử dụng vợ chồng người con đã kê khai, đứng tên trong sổ địa chính, được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, còn cha mẹ không kê khai, không đăng ký… khi vợ chồng người con ly hôn, có tranh chấp về QSDĐ thì cha mẹ lại khai là tài sản của mình, chưa cho vợ chồng người con. Trường hợp này phải xác định cha mẹ đã cho vợ chồng người con đất và tiến hành giải quyết chia tài sản chung vợ chồng.

+ Trường hợp đất là tài sản của cha mẹ mua và đứng tên trong hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ, sau khi mua đã giao cho vợ chồng người con sử dụng, cha mẹ không kê khai, không đứng tên trong sổ sách địa chính, còn vợ chồng người con đã kê khai, và đứng tên trong giấy chứng nhận QSDĐ. Cha mẹ biết nhưng không phản đối, khi vợ chồng ly hôn, cha mẹ đòi lại thì phải xác định đất là tài sản chung vợ chồng, bác yêu cầu của cha mẹ. Nếu cha mẹ đứng ra kê khai và đứng tên trong giấy chứng nhận QSDĐ thì xác định đất vẫn là của cha mẹ, chưa cho vợ chồng người con.

+ Trường hợp đất có nguồn gốc là của cha mẹ, khi người con kết hôn cha mẹ đã giao cho vợ chồng người con sử dụng. Vợ chồng người con đã xây dựng nhà kiên cố, có khuôn viên riêng, và quản lý, sử dụng liên tục, đã kê khai đứng tên trong sổ địa chính hoặc đã được cấp giấy chứng nhận QSDĐ, cha mẹ biết nhưng không có ý kiến. Khi vợ chồng ly hôn, cha mẹ đòi lại với lý do chưa cho, thì phải bác yêu cầu của cha mẹ, xác định nhà đất là tài sản chung của vợ chồng người con.

+ Nếu cha mẹ chồng đồng ý cho con trai, con dâu hoặc cha mẹ vợ đồng ý cho con gái, con rể làm nhà ở trên đất. Trong quá trình sử dụng, họ chưa đăng ký, chưa được cấp giấy chứng nhận QSDĐ… Khi ly hôn cha mẹ chồng hoặc cha mẹ vợ đòi lại đất thì Tòa án căn cứ vào quy định tại Điều 467 BLDS (tặng cho bất động sản) xác định việc tặng cho chưa có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp này, QSDĐ không phải là tài sản chung của vợ chồng mà vẫn thuộc quyền sử dụng của cha mẹ, chỉ coi phần giá trị xây dựng là sở

hữu chung của cha mẹ và vợ chồng người con. Nếu người con dâu hoặc con rể có nhu cầu về chỗ ở thì Tòa án chia nhà đất cho họ và buộc họ phải thanh toán lại giá trị QSDĐ tương ứng cho cha mẹ chồng hay cha mẹ vợ.

- Trường hợp tặng cho có điều kiện

Khi giải quyết tranh chấp Tòa án cần xác định rõ có hay không có điều kiện mà các đương sự đã nêu và điều kiện đó đã được thực hiện hay chưa để giải quyết cho đúng (ví dụ: cha mẹ vợ cho con gái, con rể đất để làm nhà ở với điều kiện khi già yếu, con gái và con rể phải chăm sóc, nuôi nấng họ, nay vợ chồng người con gái, con rể ly hôn; cha mẹ vợ đòi lại đất, thì Tòa án căn cứ vào quy định tại Điều 470 BLDS (tặng cho tài sản có điều kiện) để xem xét) …

- Trường hợp giải quyết xác định tài sản của vợ chồng trong thời gian ly thân

Hiện tại Luật HN&GĐ năm 2000 chưa thừa nhận vẫn đề ly thân và chưa quy định chế độ tài sản trong thời gian vợ, chồng sống ly thân. Để bảo vệ quyền có tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân thì tại Điều 29 Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Do đó nếu trong thời kỳ hôn nhân còn còn tại vợ chồng không có thỏa thuận về việc chia tài sản chung và cũng không có thỏa thuận về việc phân định tài sản có được trong thời gian ly thân thì tất cả những tài sản vợ chồng có được trong thời kỳ này vẫn là tài sản chung.

Một phần của tài liệu Xét xử các vụ án ly hôn có tranh chấp về tặng cho quyền sử dụng đất qua thực tiễn tại tòa án nhân dân quận Đống Đa (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)