Chú trọng hoàn thiện công tác quản lý tài chính, phân tích tài chính doanh nghiệp và nâng cao trình độ quản lý tài chính doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu “đánh giá thực trạng tài chính và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần 471”. (Trang 115 - 118)

I. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động

3.2.7.Chú trọng hoàn thiện công tác quản lý tài chính, phân tích tài chính doanh nghiệp và nâng cao trình độ quản lý tài chính doanh nghiệp.

4 Thu nhập bình quân

3.2.7.Chú trọng hoàn thiện công tác quản lý tài chính, phân tích tài chính doanh nghiệp và nâng cao trình độ quản lý tài chính doanh nghiệp.

chính doanh nghiệp và nâng cao trình độ quản lý tài chính doanh nghiệp.

Một trong những tồn tại trong năm vừa qua của công ty là công tác hạch toán kế toán và quản lý tài chính còn chưa hoàn thiện và triệt để. Để nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính trong đơn vị thì phải nhanh chóng khắc phục những yếu kém đó. Ta biết hoạt động phân tích chủ yếu dựa vào thông tin trên báo cáo tài chính. Như vậy nhiệm vụ song song đặt ra là hoàn thiện công tác hạch toán kế toán và nâng cao trình độ quản lý tài chính doanh nghiệp. Tuy công ty đang phấn đấu đa dạng hóa kinh doanh nhưng công ty chưa có một bộ phận phân tích tài chính doanh nghiệp đáp ứng yêu

nghiệp

cầu quản lý. Việc phân tích tình hình tài chính công ty nên giao cho một cán bộ chuyên trách của phòng tài chính kế toán để thực hiện thường xuyên, kịp thời công tác phân tích tình hình tài chính trong công ty phục vụ tốt nhu cầu quản lý.

Giải pháp, cách thực hiện:

Để công tác phân tích tài chính đạt hiệu quả công ty nên thực hiện quy trình phân tích sau:

Hoàn thiện quy trình phân tích:

Bước 1: Chuẩn bị và lập kế hoạch phân tích:

• Xác định mục tiêu và phạm vi phân tích

• Căn cứ mục tiêu và phạm vi phân tích, phân tích nhanh chóng và chủ động trong việc thu thập thông tin, tài liệu. Nguồn thông tin mà sử dụng phân tích bao gồm cả những thông tin nội bộ và thông tin bên ngoài, những thông tin về kế toán và cả những thông tin về quản lý khác, trong đó các thông tin kinh tế tập trung trong báo cáo tài chính.

• Sau khi thu thập thông tin tiến hành lập kế hoạch phân tích gồm : xác định tổng thời gian phân tích và thời gian phân tích chi tiết từng giai đoạn, đảm bảo tính kịp thời.

• Cuối cùng là chuẩn bị nhân sự cho hoạt động phân tích. Bước 2: Tiến hành phân tích

• Xử lý số liệu thu thập được. Tức là trên cơ sở mục tiêu và nguồn số liệu đang thu thập được để tiến hành tính toán và xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu phân tích. Các chỉ tiêu này không cần quá nhiều sẽ làm mất thời gian phân tích, mà chỉ nên chú trọng vào những chỉ tiêu quan trọng và có ý nghĩa nhất đối với các mục tiêu phân tích. Quá trình phân tích cần bám sát

nghiệp

vào mục tiêu phân tích. Khi phân tích cần chú trọng đến những chỉ tiêu có sự biến động lớn và những chỉ tiêu có tính chất quan trọng.

• Sau khi tính toán các chỉ tiêu thì lập bảng, xây dựng các biểu đồ phân tích.

Bước 3: Lập báo cáo phân tích gồm những nội dung chủ yếu sau:

• Phần 1: Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong kỳ thông qua hệ thống các chỉ tiêu cụ thể.

• Phần 2: Đề ra phương hướng, biện pháp cụ thể cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trên cơ sở thực trạng đã chỉ ra. Những biện pháp đó phải gắn với phương hướng đổi mới chung của công ty, và phải được cụ thể hóa.

Việc phân tích tài chính doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào con người. Kết quả hoạt động phân tích có yếu tố con người tác động rất lớn. Do vậy công tác này đòi hỏi đội ngũ cán bộ phân tích giỏi về chuyên môn, hiểu biết sâu rộng các vấn đề sản xuất kinh doanh trong công ty cũng như các vấn đề kinh tế vĩ mô (chế độ, chính sách của nhà nước), có khả năng dự đoán xu hướng nền kinh tế trong tương lai. Vì vậy công ty nên có kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ phân tích tài chính.

Kết hợp kế toán kiểm toán với phân tích tài chính doanh nghiệp

Yêu cầu này nhằm đảm bảo tính chính xác, kịp thời cho các số liệu phân tích.Trên đây là một số giải pháp của tôi nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua phân tích tình hình tài chính đối với Công ty cổ phần 471. Hy vọng những ý kiến này sẽ được quan tâm chú ý, góp phần giải quyết những khó khăn tồn tại trong hoạt động của công ty để công ty ngày càng đứng vững và phát triển.

nghiệp

KẾT LUẬN

Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi phải có tiềm lực tài chính mạnh mẽ. Doanh nghiệp không chỉ nắm vững tình hình tài chính của doanh nghiệp mình mà phải biết phân tích tình hình tài chính của các đối tác và đối thủ cạnh tranh. Muốn vậy trước hết doanh nghiệp phải làm tốt công tác quản lý tài chính để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở đơn vị mình.

Dựa trên những kiến thức đã được học ở nhà trường và kết hợp với tình hình thực tế về hoạt động tài chính của Công ty Cổ phần 471 mà em đã nêu trong luận văn. Em đã đưa ra một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty. Trong khuôn khổ đề tài với trình độ nghiên cứu còn hạn chế, thời gian nghiên cứu có hạn, hơn nữa đây là vấn đề phức tạp và nhạy cảm, vừa là khoa học vừa là nghệ thuật nên những giải pháp em đưa ra chỉ có ý nghĩa ở một mức độ nhất định. Nhưng em nghĩ nó có thể góp phần giúp cho các nhà quản lý tài chính của công ty tìm ra các biện pháp tài chính hữu hiệu hơn để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty.

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình và sự đóng góp quý báu của cô giáo TS Nguyễn Thị hà - Người trực tiếp hướng dẫn em cùng các thầy cô trong khoa Tài Chính Doanh Nghiệp và các bác, cô, chú, anh, chị trong Công ty Cổ phần 471.

Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2013

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Lan Phương

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu “đánh giá thực trạng tài chính và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần 471”. (Trang 115 - 118)