Tăng khấu hao TSCĐ hữu hình

Một phần của tài liệu “đánh giá thực trạng tài chính và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần 471”. (Trang 92 - 97)

I. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động

14. Tăng khấu hao TSCĐ hữu hình

Tổng cộng

83,496,688,595 100

nghiệp

Trong năm công ty đã huy động thêm gần 83,497 tỷ đồng so với năm 2011.

Nhìn chung, nguồn vốn mà công ty huy động được để tài trợ cho sản xuất kinh doanh chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn, một phần nhỏ là vốn dài hạn và tăng thêm vốn chủ sở hữu. Trong đó đầu tư chủ yếu là Hàng tồn kho, là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng cao nhất với số tiền 57,4 tỷ đồng (68,75%) và thứ hai là đầu tư vào tài sản cố định hữu hình với số tiền gần 10,5 tỷ đồng(12,56%). Ngoài ra còn tăng thêm khoản bị nhà cung cấp chiếm dụng (4,92 tỷ ứng với tỷ trọng là 5,89%). Trong năm, việc dùng vốn trong thực hiện các nghĩa vụ thuế phải nộp nhà nước cũng có cái thiện, thể hiện ở số tiền thuế phải nộp giảm( giảm 5,25 tỷ) ; Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và các khoản chi phí phải trả cũng giảm so với năm trước.

Về diễn biến nguồn vốn:

Quy mô vốn của Công ty trong năm 2012 tăng 83,497 tỷ đồng so với đầu năm.

Nhìn chung, trong năm diễn biến nguồn vốn của công ty chủ yếu thể hiện ở các chỉ tiêu: Vay và nợ ngắn hạn tăng 22,245 tỷ đồng chiếm 27,84%, vay và nợ dài hạn tăng 3,85 tỷ chiếm tỷ trọng 4,6%; tăng các khoản chiếm dụng của khách hàng (5,33 tỷ) và nhà cung cấp (13,88 tỷ), các khoản phải trả phải nộp khác cũng tăng lên (tăng 3,43 tỷ với tỷ trọng 4,1%) ;vốn bị khách hàng chiếm dụng có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao (13,53 tỷ chiếm tỷ trọng 16,21%), Vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng 6 tỷ ( tỷ trọng 7,19%); khấu hao TSCĐ hữu hình tăng hơn 9 tỷ; Các khoản bị khách hàng chiếm dụng giảm 13,53 tỷ; dự phòng phải thu khó đòi giảm 2,5 tỷ. Qua đó cho thấy tình hình sử dụng vốn của công ty năm 2012 là có khả quan.

Tuy nhiên việc huy động các nguồn vốn vay từ bên ngoài được xem là chính sách huy động Vốn mạo hiểm. Mặc dù công ty đã huy động được một

nghiệp

lượng vốn lớn vào sản xuất kinh doanh nhưng lại bị ứ đọng trong Hàng tồn kho là chủ yếu. Do kinh doanh chủ yếu trong kĩnh vực xây dựng nên các nguồn vốn vay được xem là nguồn hợp lý, tuy vậy tỷ trọng vốn vay quá cao đã khiến cac khoản chi phí lãi vay tăng đột biến, chính điều này đã làm cho doanh thu và lợi nhuận của công ty trong năm 2012 có xu hướng giảm xuống. Các nhà quản trị cần xem xét thận trọng trong chính sách huy động vốn và sử dụng vốn trong các kỳ kinh doanh tới, để nhằm cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động và từ đó tăng lợi nhuận và doanh thu. Bên cạnh đó, Công ty nên chú trọng vào việc đầu tư nâng cấp, mua sắm máy móc thiết bị để hiện đại hóa dây chuyền sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

2.3 NHẬN XÉT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN 471

2.3.1. Những kết quả đạt được

Trong năm vừa qua, mặc dù chịu nhiều biến động bất lợi của nền kinh tế nhưng Công ty cổ phần 471 vẫn nỗ lực cố gắng và đạt được những thành tích đáng ghi nhận. Cụ thể:

Thứ nhất, về quy mô kinh doanh: Doanh nghiệp đã mở rộng quy mô kinh doanh. Lượng vốn đưa vào kinh doanh tăng lên 48,247 tỷ đồng tạo điều kiện nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô doanh nghiệp. Doanh nghiệp đã tận dụng được nguồn lực bên trong lẫn bên ngoài để tăng vốn, mở rộng quy mô. Tận dụng được mối quan hệ với các đối tác làm ăn cùng với sự quan tâm đặc biệt từ các cơ quan, ban ngành và cả được sự hỗ trợ của Nhà nước, công ty đang gấp rút hoàn thành công trình xây dựng tuyến đường cao tốc Hà nội – Hải phòng và Dự án xây cầu Sông Lô sông Hồng.

Thứ hai, về hiệu quả kinh doanh: Ta thấy lợi nhuận của Công ty đều

nghiệp

vẫn đạt mức 5.904,72 triệu đồng, năm 2011 là 8.600,2 triệu đồng. Mặc dù lợi nhuận có bị giảm nhưng đây vẫn là mức thu nhập khá cao so với trung bình ngành.

Thứ ba, Công ty đầu tư mua trang bị thêm một số loại tài sản cố định

nhằm phục vụ cho một số công trình trọng điểm đồng thời thanh lý nhượng bán một số máy móc cũ lạc hậu từng bước hiện đại hoá máy móc thiết bị của công ty góp phần tạo ưu thế cạnh tranh trong đấu thầu. Nhờ đó trong 2 năm qua công ty đã thắng thầu được nhiều công trình lớn, điển hình là dự án trọng điểm quốc gia về xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đem lại khoản thu nhập rất cao cho công ty.

Thứ tư, Qui mô nguồn vốn và tài sản của Công ty năm 2012 tăng lên

đáng kể ,vốn chủ sở hữu của công ty năm 2012 là 36,450 tỷ đồng tăng 5,462 tỷ đồng tương ứng tăng 17,53% so với năm 2011, đây là sự phấn đấu về mọi mặt của công ty, và cũng là kết quả thể hiện sự thành công trong công tác tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh của các nhà làm công tác quản trị tại công ty.

Nhờ hiệu quả đạt được trong công tác quản lý và sử dụng vốn làm cho hoạt động kinh doanh của công ty phát triển mạnh mẽ đem lại kết quả cao đảm bảo cho nhân viên Công ty có công việc ổn định , mức sống được nâng lên, thu nhập bình quân tháng /người cũng tăng lên, năm 2011 là 3,95 triệu /người đến năm 2012 tăng lên 4,333 triệu /người.

2.3.2 Hạn chế

Trong năm 2012 công tác quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của công ty cần phải có nhiều điều cần phải cải thiện hơn so với năm 2011, Vốn lưu động còn lãng phí rất nhiều, vốn cố định của công ty có đầu tư tuy nhiên chưa sử dụng hiệu quả để đầu tư cải tiến trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất thi công, vì vậy mà công ty cần có cái nhìn nghiêm túc để có phương

nghiệp

hướng giải quyết, khắc phục, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của công ty trong những năm tiếp theo. Có thể khái quát một số vấn đề chủ yếu sau đây:

Hệ số nợ của công ty còn quá cao chiếm tỷ trọng là 85,6% trong tổng nguồn vốn. Sự phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn bên ngoài khiến công ty không chủ động được trong quá trình sản xuất kinh doanh biểu hiện là tiến độ thi công các công trình của công ty vẫn còn chậm. Khi công ty có nhu cầu vay vốn thêm để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của mình thì gặp nhiều khó khăn.

Công tác quản lý thu hồi công nợ của công ty còn chưa thật tốt, mặc dù các khoản bị chiếm dụng trong năm 2012 đã giảm so với năm 2011, tuy nhiên những khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao dẫn đến công ty bị chiếm dụng vốn và rủi ro trong công tác thu hồi nợ.

Hàng tồn kho của công ty chiếm một tỷ trọng lớn và tăng đột biến trong năm 2012, điều này ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nhanh của công ty và đây là một vấn đề thực sự của công ty trong năm tới.

Khả năng thanh toán của công ty trong năm mặc dù đã được cải thiện khá nhiều so với năm 2011, tuy nhiên các hệ số này còn ở mức khá thấp so với mức trung bình của ngành, điều này cho thấy công ty còn gặp rủi ro trong thanh toán.

Hoạt động tài chính của công ty trong hai năm đều thua lỗ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh vì thế nếu không quản lý tốt hoạt động này dễ dẫn kéo theo sụt giảm lợi nhuận của công ty.

Lợi nhuận sau thuế từ hoạt động kinh doanh công ty thu được trong năm chưa thật sự tương xứng lượng vốn công ty bỏ ra trong năm.

Trên đây là một số ưu điểm và hạn chế về mặt tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để doanh nghiệp có thể giữ vững

nghiệp

được thị trường hiện có và phát triển mạnh trong thời gian tới, doanh nghiệp cần có những giải pháp cụ thể để phát huy những mặt mạnh, nhìn nhận và khắc phục những mặt còn hạn chế để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu “đánh giá thực trạng tài chính và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần 471”. (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w