Phân tích mô hình tài trợ

Một phần của tài liệu “đánh giá thực trạng tài chính và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần 471”. (Trang 33 - 35)

f/ Phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính (Phương pháp phân tích DUPONT)

1.2.2.4.Phân tích mô hình tài trợ

Để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của công ty được tiến hành thường xuyên,liên tục thì tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định thường xuyên phải có một lượng TSLĐ nhất định nằm trong các giai đoạn luân chuyển như các tài sản dự trữ về nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm, bán thành phẩm, và nợ phải thu của khách hàng. Những tài sản này gọi là TSLĐ thường xuyên, nó là một bộ phận của tài sản thường xuyên.

Nguồn vốn lưu động thường xuyên tạo ra mức độ an toàn cho doanh nghiệp trong kinh doanh, về cơ bản, nguồn vốn lưu động thường xuyên đảm bảo cho vốn lưu động thường xuyên, còn nguôn vốn lưu động tạm thời sẽ đảm bảo cho nhu cầu vốn lưu động tạm thời, song không nhất thiết phải hoàn toàn như vậy. Để tạo điều kiện cho việc sử dụng linh hoạt nguồn tài chính,ta sẽ xem xét một số mô hình tài trợ vốn sau:

• Mô hình tài trợ thứ nhất.

Toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời.

Lợi ích của áp dụng mô hình này:

- Giúp cho doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong thanh toán,mức độ an toàn cao hơn

- Giảm bớt được chi phí trong sử dụng vốn Hạn chế của việc sử dụng mô hình này:

- Chưa tạo ra sự linh hoạt trong việc tổ chức sử dụng vốn.

• Mô hình tài trợ thứ hai.

Toàn bộ TSCĐ,TSLĐ thường xuyên và một phần của TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, và một phần TSLĐ tạm thời còn lại được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời.

Sử dụng mô hình này, khả năng thanh toán và độ an toàn ở mức cao. Tuy nhiên doanh nghiệp phải sử dụng nhiều khoản vay dài hạn và trung hạn nên doanh nghiệp phải trả chi phí nhiều hơn cho việc sử dụng vốn.

• Mô hình tài trợ thứ ba.

Toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, còn một phần TSLĐ thường xuyên và toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời.

Mô hình hình chi phí sử dụng vốn sẽ được hạ thấp, vì sử dụng nhiều hơn nguồn vốn tín dụng ngắn hạn, việc sử dụng vốn sẽ được linh hoạt hơn. Trong thực tế mô hình này thường được các doanh nghiệp lựa chọn vì một phần tín dụng ngắn hạn được xem như dài hạn thường xuyên, đối với các

doanh nghiệp mới lại càng cần thiết. Việc áp dụng mô hình này cũng cần năng động trong việc tổ chức nguồn vốn ở các doanh nghiệp, vì khả năng gặp rủi ro cao.

Một phần của tài liệu “đánh giá thực trạng tài chính và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần 471”. (Trang 33 - 35)