Thị trường tiêu thụ và tính cạnh tranh của công ty:

Một phần của tài liệu “đánh giá thực trạng tài chính và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần 471”. (Trang 47 - 49)

6. Khối tham mưu

2.1.5.Thị trường tiêu thụ và tính cạnh tranh của công ty:

Công ty chủ yếu có thị trường tiêu thụ các sản phẩm thuộc các công trình xây dựng tại Nghệ An và trên cả nước, ngoài ra có một số hạng mục công trình khác như gia công,cho thuê tài sản cố định, kinh doanh bất động sản v.v.

Các công trình của công ty một phần do công ty Tổng phân bổ, một phần do tự đấu thầu thi công.

Hiện nay trong nền kinh tế thị trường, có rất nhiều doanh nghiệp xây dựng mới hình thành tuy nhiên công ty vẫn duy trì được khả năng cạnh tranh ở mức cao do công ty có thâm niên về lâu năm trong ngành

 Những thuận lợi, khó khăn chủ yếu của công ty

• Thuận lợi:

Công ty Cổ phần 471 là một đơn vị có bề dày kinh nghiệm và uy tín trong ngành xây dựng, cho đến nay công ty đã thực hiện nhiều công trình, dự án lớn trọng điểm cả về Tổng thầu và nhận thầu như dự án xây dựng cầu sông Hồng, sông Lô tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ,hay dự án đầu tư đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, tuyến đường cao tốc đầu tiên của Việt Nam v.v.

- Tuy là công ty xây dựng nhưng Công ty Cổ phần 471 đang sở hữu loại hình kinh doanh rất đa dạng, vì vậy mà đáp ứng tốt những yêu cầu về cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

- Công ty có bộ máy quản lý và bộ máy kế toán có thâm niên trong ngành, với mối liên quan chặt chẽ, đúng pháp luật, đã giúp cho công tác quản lý doanh nghiệp diễn ra rất thuận lợi.

- Thừa hưởng các công nghệ kỹ thuật xây dựng hiện đại của công ty mẹ, và các công ty thành viên khác trong tổng công ty.

- Nước ta là một quốc gia đang phát triền, nhu cầu xây dựng, đô thị hóa, hiện đại hóa các công trình là vấn đề cốt lõi của phát triển hạ tầng, do đó lĩnh vực xây dựng là một lĩnh vực tiềm năng có thể khai thác lâu dài.

• Khó khăn:

- Với nền kinh tế thị trường hiện nay, các công ty xây dựng có loại hình kinh doanh cùng với Công ty Cổ phần 471 được thành lâp rất nhiều, kéo theo sự cạnh tranh trong đấu thầu, thay vì chọn công trình tốt cho mình, mà nay là chọn nhà thầu tốt với đồng vốn bỏ ra, điều này tạo cho các công ty xây dựng nói chung và công ty cổ phần 471 nói riêng những khó khăn nhất định.

- Nguồn vốn dành cho XDCB ngày càng cạn kiệt, việc tạm ứng của các công trình gặp nhiều khó khăn, các ngân hàng cũng bế tắc vì cơ chế tín dụng ngày càng thắt chặt, do đó việc huy động vốn của công ty còn nhiều vướng mắc. - Các yếu tố đầu vào với chi phí cao trong tình hình nền kinh tế khủng hoảng cũng tạo ra những bất lợi nhất định đối với công ty.

-Giải phóng mặt bằng chậm, không được bàn giao đúng thời hạn khiến các công trình chậm tiến độ, kéo dài nhiều năm, giá cả tăng cao.

- Cơ sở vật chất của công ty còn khó khăn, chưa được đầu tư thay mới.

Một phần của tài liệu “đánh giá thực trạng tài chính và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần 471”. (Trang 47 - 49)