Các chỉ tiêu về khả năng sinh lờ

Một phần của tài liệu “đánh giá thực trạng tài chính và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần 471”. (Trang 28 - 30)

Các hệ số khả năng sinh lời là thước đo đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là kết quả tổng hợp của hàng loạt biện pháp và quyết định quản lý của doanh nghiệp. Hệ số sinh lời bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu sau:

+ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Tỷ suất lợi nhuận

= Lợi nhuận trước (sau) thuế Trên doanh thu Doanh thu thuần trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng doanh thu của doanh nghiệp thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì càng thể hiện doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên khi đánh giá cần xem xét thêm chỉ số của ngành và tình hình cụ thể để có kết luận chính xác.

+ Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh hay tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (ROAE)

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản hay vốn kinh doanh không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc kinh doanh.

Tỷ suất sinh lời kinh tế

= Lợi nhuận trước lãi vay và thuế của tài sản (ROAE) Tài sản hay vốn kinh doanh bình quân

+ Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh.

Chỉ tiêu này thể hiện mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ có khả năng sinh lời ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trả lãi vay.

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận trước thuế trong kỳ trên vốn kinh doanh VKD bình quân sử dụng trong kỳ

+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh hay tỷ suất sinh lời ròng của tài sản (ROA)

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận sau thuế

Trên vốn kinh doanh VKD hay tài sản bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

+ Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE).

Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận sau thuế

vốn chủ sở hữu (VCSH) Vốn chủ sở hữu bình quân sử dụng trong kỳ

Đây là một chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm. Hệ số này đo lường mức lợi nhuận thu được trên mỗi đồng vốn chủ sở hữu trong kỳ.

+ Thu nhập một cổ phần (EPS)

Thu nhập = LNST – Cổ tức trả cổ đông ưu đãi Một cổ phần (EPS) Tổng số cổ phần thường đang lưu hành

Đây là chỉ tiêu rất quan trọng, nó phản ánh mỗi cổ phần thường (hay cổ phần phổ thông) trong năm thu được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế. Hệ số EPS cao hơn các doanh nghiệp cạnh tranh khác là một trong những mục tiêu mà các doanh nghiệp luôn hướng tới.

+ Cổ tức một cổ phần thường (DIV) Cổ tức

= LNST dành trả cổ đông thường một cổ phần thường (DIV) Số cổ phần thường đang lưu hành

Chỉ tiêu này phản ánh mỗi cổ phần thường nhận được bao nhiêu đồng cổ tức trong năm.

+ Hệ số chi trả cổ tức

chi trả cổ tức Thu nhập một cổ phần thường trong năm Chỉ tiêu này phản ánh công ty đã dành ra bao nhiêu phần trăm (%) thu nhập để trả cổ tức cho cổ đông.

Một phần của tài liệu “đánh giá thực trạng tài chính và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần 471”. (Trang 28 - 30)