Phân tích tăng trưởng.

Một phần của tài liệu “đánh giá thực trạng tài chính và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần 471”. (Trang 35 - 36)

f/ Phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính (Phương pháp phân tích DUPONT)

1.2.2.5.Phân tích tăng trưởng.

Tăng trưởng và phân tích tăng trưởng là vấn đề được quan tâm đặc biệt khi tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng gia tăng và gia tăng thị phần thì lợi nhuận của công ty sẽ được tăng lên đáng kể. Để việc quản lý đạt được mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận thì doanh nghiệp đó phải tăng trưởng một cách đúng mức và bền vững. Nếu tăng trưởng quá nhanh hoặc quá chậm cũng chưa chắc là tốt, nó phụ thuộc vào điều kiện của mỗi doanh nghiệp và thực trạng chung của ngành kinh doanh, dịch vụ đó.

Nếu tăng trưởng dựa vào nguồn lực bên trong để tăng trưởng thì có thể mang lại sự đảm bảo về mặt tài chính cho doanh nghiệp. Nhưng nó đem lại tỷ suất vốn chủ không cao, do dó cần phải phối hợp với nguồn tài trợ bên ngoài để tăng lợi nhuận vốn chủ. Nếu tăng nguồn tài trợ bên ngoài quá nhiều cũng không tốt vì nó làm mất kiểm soát và có thể dẫn đến doanh nghiệp đó bị phá sản. Khi phân tích tốc độ tăng trưởng ta có thể dùng công thức sau:

g = ROE x k Trong đó: - g là tốc độ tăng trưởng

- k là tỷ lệ lợi nhuận tái đầu tư

Trong đó, lợi nhuận giữ lại và đòn bẩy tài chính phản ánh chính sách tài chính, nó cho thấy chính sách phân chia lợi nhuận của doanh nghiệp như thế nào và mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp ra sao. Hệ số lãi

g =

Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu thuần x Tổng vốn kinh doanh x Lợi nhuận giữ lại

Doanh thu thuần Tổng vốn

kinh doanh Vốn chủ sở hữu Lợi nhuận sau thuế = Hệ số lãi ròng x Vòng quay toàn bộ vốn x Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính x Tỷ lệ lợi nhuận tái đầu tư

ròng và vòng quay toàn bộ vốn phản ánh tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy ta thấy, tốc độ tăng trưởng phụ thuộc vào chính sách phân chia lợi nhuận, mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính, hiệu suất hoạt động cũng như khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu “đánh giá thực trạng tài chính và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần 471”. (Trang 35 - 36)