Tăng cường các biện pháp quản lý chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm.

Một phần của tài liệu “đánh giá thực trạng tài chính và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần 471”. (Trang 111 - 114)

I. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động

3.2.5.Tăng cường các biện pháp quản lý chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm.

4 Thu nhập bình quân

3.2.5.Tăng cường các biện pháp quản lý chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm.

giá thành sản phẩm.

Tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm là nhân tố quan trọng hàng đầu để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của công ty do hạ giá thành sẽ giảm giá bán, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, và khi bán giá thành hạ sẽ trực tiếp tăng lợi nhuận cho công ty. Vì thế mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng không ngừng phấn đấu để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.

Giải pháp, cách thực hiện:

Trước hết, để tiết kiệm chi phí sản xuất, điều đầu tiên công ty cần quan tâm đó là cải tiến dây chuyền thiết bị công nghệ. Những máy móc lỗi thời thì công suất kém, không đảm bảo an toàn lao động và chất lượng sản phẩm. Do đó, trong thời gian tới công ty cần quan tâm đến việc đổi mới máy móc, trang thiết bị một cách kịp thời và đồng bộ.

- Đối với các khoản chi phí gián tiếp : chi phí đi lại, chi phí tiếp khách của công ty. Đây là khoản chi phí khó kiểm soát được, dễ bị lạm dụng, chúng ta cần phải xây dựng định mức chi tiêu hợp lý đảm bảo phục vụ nhu cầu kinh doanh cũng như phù hợp với định mức chi phí hợp lý do Nhà nước quy định.

- Không ngừng hoàn thiện và nâng cao trình độ sản xuất, tổ chức lao động trong doanh nghiệp để nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí lao động vật tư, chi phí quản lý. Đối với công tác này yêu cầu phải xây dựng cơ cấu lao động tối ưu nhất, tổ chức lao động khoa học, phù hợp với yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Tiến hành xây dựng khi bảng kế hoạch về công việc, thời gian làm việc, số lượng công việc hợp lý.

nghiệp

- Quản lý tốt vật tư sản xuất : Chọn lựa nguồn vật tư tối ưu, cung ứng đầy đủ, kịp thời đúng chất lượng để có thể giảm lượng vật tư tồn kho dự trữ gây ứ đọng vốn và tăng các khoản chi phí bào quản, chi phí kho bãi, đồng thời vẫn đảm bảo vật tư kịp thời cho sản xuất. Như vậy, công ty có thể giảm thấp được lượng nguyên vật liệu hư hỏng do khách quan và chủ quan gây ra, tiết kiệm được chi phí đầu vào cho sản xuất. Với những đơn hàng vật liệu do khách hàng cung ứng thì phòng kỹ thuật cần phải tính chính xác số lượng nguyên vật liệu cần thiết để hoạt động sản xuất được tiến hành một cách liên tục, tránh tình trạng thất thoát hay sai hỏng ảnh hưởng tới tình trạng thiếu nguyên vật liệu, không đủ số lượng đơn hàng cho khách hàng.

- Xây dựng mức tiêu hao nguyên vật liệu phù hợp với điều kiện cụ thể của công ty và đặc điểm chung của ngành nghề kinh doanh. Quản lý chặt chẽ các khoản chi phí thông qua các hóa đơn chứng từ đầu vào, cắt giảm một số khoản chi phí không cần thiết. Định kỳ cần có những báo cáo tổng kết để đánh giá về tình hình chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nhằn giúp công ty theo dõi sát sao từng biến động của mỗi khoản mục chi phí, từ đó đề xuất ra các giải pháp phù hợp nhằm quản lý có hiệu quả chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

- Xây dựng kế hoạch mua nguyên vật liệu dài hạn, giảm chi phí đầu vào và chủ động trong sản xuất, không bị những ảnh hưởng bất thường của giá nguyên vật liệu trong giai đoạn hiện nay.

- Trong khi giá các nguyên vật liệu nhập khẩu tăng cao, công ty nên chủ động tìm kiếm nguồn vật tư trong nước đáp ứng yêu cầu kỹ thuật để thay thế cho các vật tưu nhập ngoại.

- Tính toán dự trữ hàng tồn kho một cách hợp lý, tránh tình trạng tồn đọng quá mức.

nghiệp

Thứ hai, tổ chức quản lý, phân công lao động hợp lý, sử dụng hiệu quả chi phí tiền lương, thưởng trong sản xuất kinh doanh.

- Trong công tác tổ chức cần bố trí sắp xếp lao động hợp lý phù hợp với trình độ, khả năng của từng người để họ có thể phát huy khả năng và cống hiến cho công ty.

- Trong các dây chuyền sản xuất nên sắp xếp lao động hợp lý để việc sản xuất được thuận lợi, hiểu quả đồng thời tiết kiệm thời gian, giảm chi phi nhân công.

- Sử dụng biện pháp tiền lương hiệu quả. Bộ phận tổ chức tiền lương của công ty phải lập kế hoạch tiền lương cụ thể để đảm bảo tốc độ tăng tiền lương phù hợp với tốc độ tăng của năng suất lao động.

- Sử dụng tiền lương phải phát huy vai trò đòn bẩy của nó. Công ty cần áp dụng các hình thức thưởng như: thưởng tăng năng suất lao động, thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng phát minh sáng kiến v.v. đồng thời cần xử phạt đối với các trường hợp vi phạm kỹ thuật lao động, lãng phí vật tư hoặc hư hỏng sản phẩm . Qua đó thúc đẩy tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tư, hạ giá thành sản phẩm.

Thứ ba, giảm nợ vay góp phần giảm chi phí hoạt động tài chính.

Năm vừa qua chi phí hoạt động tài chính của công ty tăng đột biến ( tăng 198,65%) trong đó chi phí lãi vay tăng 449,144%. Nguyên nhân là do trong năm công ty đã huy động thêm nguồn vốn bên ngoài làm tăng hệ số nợ lên 85,6%. Do đó trong năm tới công ty cần giảm nợ vay xuống thấp hơn, tăng VCSH.

Thứ tư, đối với các khoản chi phí: Công ty cần theo dõi chặt chẽ từng khoản mục, lập định mức cho từng khoản cụ thể và thực hiện báo cáo, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch theo từng quý. Từ đó thấy được những phát sinh mới, những thay đổi theo thực tế chi phí để có biện pháp điều chỉnh phù

nghiệp

hợp. Ngoài ra công tác bán hàng cần được tiến hành có kế hoạch, chiến lược mục tiêu cụ thể, tránh thực hiện một cách tràn lan kém hiệu quả, tốn nhiều chi phí.

Một phần của tài liệu “đánh giá thực trạng tài chính và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần 471”. (Trang 111 - 114)