Chủ động trong công tác huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu “đánh giá thực trạng tài chính và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần 471”. (Trang 101 - 104)

I. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động

3.2.1.Chủ động trong công tác huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh.

4 Thu nhập bình quân

3.2.1.Chủ động trong công tác huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh.

2 Lợi nhuận sau thuế VNĐ 4,384,327,551 5,200,000,000 18,6

3 Lợi nhuận sau thuế

trên doanh thu % 2,1147 1,733 -18,05

4 Thu nhập bình quân

người lao động VNĐ/người/tháng 4,333,000 5,000,000 15,39

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN 471. ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN 471.

Sau một thời gian ngắn thực tập tại Công Ty Cổ Phần 471, có điều kiện tìm hiểu và học hỏi những kiến thức thực tiễn và tình hình hoạt động của doanh nghiệp. và dựa trên những cơ sở phân tích ở trên, thấy được điểm mạnh cũng như điểm yếu trong công tác quản lỳ tài chính doanh nghiệp của Công ty cổ phần 471, với vốn kiến thức còn hạn chế em xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và đạt được mục tiêu phát triển của công ty trong thời gian tới.

3.2.1. Chủ động trong công tác huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh. doanh.

Trong nền kinh tế thị trường vốn là một yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh cần thiết phải có một lượng vốn tiền tệ nhất định. Mặt khác, do đặc thù sản phẩm ngành là các công trình, dự án xây dựng cần

nghiệp

một lượng vốn đầu tư rất lớn mới hoàn thành một dự án. Hơn nữa trong những năm tới để tiến xa hơn phạm vi hoạt động và để nhận nhiều hơn các gói thầu xây dựng lớn, công ty cần phải chủ động trong xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn, đồng thời phải xác định cơ cấu vốn, cơ cấu nguồn vốn hợp lý, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy đẩy mạnh huy động vốn đầu tư và đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh đồng thời xây dượng cơ cấu vốn, cơ cấu nguồn vốn hợp lý là một việc làm cần thiết và không thể thiếu được trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Với đặc điểm sản xuất tiến hành theo đơn đặt hàng, doanh nghiệp cần xác định được các chi phí và giá cả sản phẩm công trình trước khi tiến hành thi công. Ngoài ra tình hình và điều kiện sản xuất luôn thiếu tính ổn định, vì vậy dễ phát sinh nhu cầu bất thường về vốn, chu kỳ sản xuất kinh doanh dài dẫn đến vốn thường bị ứ đọng trong các công trình đang thi công. Ngoài các công trình đang thi công (như Công trình xây dựng đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, dự án sông Hồng sông Lô) thì trong năm 2013 công ty dự kiến khởi công thêm các công trình dự án thầu mới (dự án Cao tốc Đà nẵng - Quảng Ngãi, dự án BOT mở rộng quốc lộ 1A). Với các mục tiêu đề ra cho thấ nhu cầu về Vốn năm 2013 của doanh nghiệp là khá lớn, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch huy động vốn kịp thời với cơ cấu nguồn vốn hợp lý, phù hợp với tình hình doanh nghiệp, đáp ứng kịp thời cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh với chi phí sử dụng vốn tối thiểu. Qua các phân tích ta nhận thấy trong năm 2012 hệ số nợ của công ty là khá cao (85,6%), trong đó nguồn vốn huy động phần lớn là từ vay ngắn hạn. Đây là chính sách huy động vốn mạo hiểm, nếu không sử dụng hợp lý công ty có thể rơi vào rủi ro mất khả năng thanh toán lớn, công ty sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc chủ động đảm bảo các hoạt động sản xuất kinh doanh.

nghiệp

Do đó việc huy động nguồn vốn từ đâu, bao nhiêu và hiệu quả sử dụng vốn như thế nào cần phải xem xét kỹ lưỡng.

Giải pháp, cách thực hiện:

Để huy động đủ lượng vốn cần thiết công ty cần quan tâm đến các vấn đề sau:

Trước hết, công ty cần xác định đúng đắn và kịp thời nhu cầu vốn

kinh doanh trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn. Để làm được điều đó nhất thiết phải dựa vào sự phân tích, tính toán các chỉ tiêu kinh tế tài chính của kỳ trước, cùng với dự định về hoạt động kinh doanh của công ty trong kỳ tới và những dự kiến trước về biến động của thị trường về nhu cầu sản phẩm và giá cả. Đảm bảo phân bổ tỷ trọng vốn hợp lý trong khâu kinh doanh của công ty. Bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng đều diễn ra một cách liên tục. Nếu thiếu vốn thì hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ bị gián đoạn, không kịp thời cung cấp sản phẩm cho khách hàng, ảnh hưởng tới uy tín của công ty. Ngược lại, nếu thừa vốn sẽ gây ứ đọng vốn, tăng chi phí sử dụng vốn, giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi đồng vốn.

Công ty có thể sử dụng các phương pháp xác định nhu cầu vốn như : - Phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu.

- Phương pháp hồi quy.

- Dự toán nhu cầu vốn đầu tư bằng các chỉ tiêu tài chính đặc trưng. - Dự toán nhu cầu vốn bằng tiền.

Thứ hai, Công ty cần xây dựng kế hoạch huy động vốn, lựa chọn nguồn tài trợ thích hợp, xác định khả năng vốn hiện có của công ty, số vốn tối thiểu cần thiết phải huy động, cơ cấu huy động từ các nguồn như thế nào để chi phí sử dụng vốn là tiết kiệm nhất.

- Điều đầu tiên mà công ty cần thực hiện là xác định nhu cầu hàng tồn kho và có mức dự trữ hợp lý, tránh tình trạng lưu kho với giá trị quá lớn, để

nghiệp

vốn của công ty không bị ứ đọng nhiều tại bộ phận tài sản này. Tình trạng này trong năm vừa rồi cần báo động do lượng hàng tồn kho trong công ty tăng đột biến (tăng 119,1% so với đầu năm).

- Việc tăng sử dụng nợ vay lại đang phát huy tác dụng của công cụ đòn bẩy tài chính, việc tiếp tục sử dụng nợ vay là một quyết định hợp lý giúp công ty giảm chi phí sử dụng vốn mà vẫn đảm bảo được số vốn cần thiết cho kinh doanh. Tuy nhiên để tránh áp lực trả nợ và sử dụng nguồn vốn vay hợp lý, công ty cần thận trong trong thời hạn thanh toán nợ và mục đích sử dụng vốn, tránh tình trạng để khoản lãi vay tăng cao, làm giảm lợi nhuận Công ty. - Với quyết định như trên không thể không bàn tới những rủi ro mà công ty gặp phải, do vậy song song với huy động nợ vay công ty nên giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư nhằm tăng tính tự chủ về tài chính mà lại tăng được nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, phù hợp với quy mô tăng của nợ vay, và phù hợp với chiến lược mở rộng thị trường của công ty trong tương lai.

Cuối cùng, sau khi đã xây dựng được kế hoạch huy động vốn công ty cần lập kế hoạch phối hợp và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất. Cần quản lý sử dụng vốn có hiệu quả tránh tình trạng thừa thiếu vốn cục bộ. Có thể nói kế hoạch huy động vốn và sử dụng vốn là một bộ phận quan trọng của kế hoạch tài chính, nên việc lập kế hoạch cần dựa vào sự phân tích, tính toán các chỉ tiêu tài chính của các thời kỳ trước đó làm cơ sở. Đồng thời phải kết hợp chặt chẽ với mục tiêu hoạt động của công ty, sự biến động của thị trường.

Một phần của tài liệu “đánh giá thực trạng tài chính và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần 471”. (Trang 101 - 104)