Hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng của vợ chồng

Một phần của tài liệu Tài sản riêng của vợ chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 61)

7. Kết cấu của luận văn

2.4. Hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng của vợ chồng

Ngoài việc qui định về quyền sở hữu của vợ, chồng đối với tài sản riêng, khoản 5 Điều 33 Luật HN và GĐ năm 2000 đã qui định một vấn đề mới đó là hạn chế quyền sở hữu của vợ, chồng đối với tài sản riêng vì lợi ích chung của gia đình: “Trong trường hợp tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự thỏa thuận của cả vợ chồng”.

Vậy hiểu như thế nào là hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng? Căn cứ vào nguồn gốc sinh ra của tài sản, ta có cách phân loại tài sản thành hoa lợi, lợi tức. Điều 175 BLDS quy định: “Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại. Lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản”. Nói một cách tổng quát, hoa lợi, lợi tức là những vật có giá trị tiền tệ do tài sản sinh ra. Ta gọi tài sản sinh ra hoa lợi, lợi tức là “tài sản gốc”. Cần lưu ý rằng, việc phân định tài sản gốc và hoa lợi, lợi tức trong nhiều trường hợp không thể rạch ròi được bởi có một số trường hợp hoa lợi, lợi tức được tiêu dùng, biến mất hoặc được tích lũy để trở thành tài sản đầu tư (tài sản gốc mới) và tiếp tục sinh lợi. Việc phân loại tài sản theo cách thức này có ý nghĩa quan trọng trong các trường hợp phân chia tài sản riêng giữa vợ và chồng.

Theo qui định trên thì trong trường hợp tài sản chung của vợ chồng không đủ đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của gia đình thì bên vợ, chồng có tài sản riêng phải đóng góp, sử dụng tài sản riêng vì các nhu cầu thiết yếu đó. Quy định này xuất phát từ truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam luôn có sự đoàn kết, yêu

thương, đùm bọc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình và cách thức điều chỉnh của Luật HN và GĐ. Xét về chuẩn mực đạo đức xã hội và yêu cầu của pháp luật thì quy định trên là hợp lý, tạo điều kiện để gia đình thực hiện tốt các chức năng của mình, xã hội phát triển bền vững.

Vậy theo qui định tại khoản 5 Điều 33 Luật HN và GĐ năm 2000 về hạn chế quyền sở hữu của vợ, chồng đối với tài sản riêng có mâu thuẫn với quyền cá nhân hay không? Bởi chủ sở hữu của khối tài sản riêng khi thực hiện quyền tự định đoạt của mình lại phải được sự đồng ý của người khác. Quyền sở hữu của công dân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ và qui định như vậy là phù hợp cả về lý luận và thực tiễn. Cuộc sống chung giữa vợ chồng đòi hỏi sự gắn kết lâu dài, bền vững, hạnh phúc theo mục đích của quan hệ hôn nhân được xác lập. Trách nhiệm vun đắp, xây dựng hạnh phúc gia đình, nghĩa vụ chăm sóc lẫn nhau, nuôi dưỡng giáo dục các con vì lợi ích của xã hội thuộc về cả hai vợ chồng. Nếu tài sản chung của vợ chồng không đủ đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của gia đình (ăn, ở, mặc, học hành, chữa bệnh... cho vợ, chồng, các con...), mà người vợ, chồng có tài sản riêng lại thờ ơ, phó mặc người thân của mình sống ra sao cũng được. Xét cả về chuẩn mực đạo đức xã hội và yêu cầu của pháp luật, vợ, chồng tuy có quyền định đoạt tài sản riêng nhưng có nghĩa vụ sử dụng tài sản riêng của mình để bảo đảm nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống chung của gia đình là hợp lý.

Những hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản riêng của vợ, chồng đã được đưa vào sử dụng chung là nguồn sống duy nhất của gia đình thì người vợ, chồng có tài sản riêng đó cần phải cân nhắc khi sử dụng tài sản riêng. Cũng có nghĩa rằng khi vợ, chồng định đoạt tài sản riêng đó, cần phải có sự thỏa thuận của người chồng, vợ kia là hợp lý nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình. Qui định này còn xuất phát từ cách thức điều chỉnh của Luật HN và GĐ đó là: các chủ thể khi thực hiện quyền của mình phải xuất phát từ lợi ích chung của gia đình; tạo điều kiện để gia đình thực hiện tốt các chức năng xã hội.

Chương 3

THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ CHỒNG

Một phần của tài liệu Tài sản riêng của vợ chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 61)