Chế độ tài sản riêng của vợ chồng trong pháp luật thời kỳ

Một phần của tài liệu Tài sản riêng của vợ chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 26)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Chế độ tài sản riêng của vợ chồng trong pháp luật thời kỳ

Pháp thuộc

Thời kỳ Pháp thuộc kéo dài gần tám mươi năm, thời kỳ này thực dân Pháp đã chia nước ta thành ba miền và ở từng miền cho ban hành và áp dụng các bộ luật riêng điều chỉnh các quan hệ HN và GĐ, trong đó qui định chế độ tài sản của vợ chồng.

- Ở Bắc Kỳ áp dụng BLDS năm 1931 hay còn gọi là Dân luật Bắc kỳ (DLBK). - Ở Trung Kỳ áp dụng BLDS năm 1936 hay còn gọi là Dân luật Trung kỳ (DLTK).

- Ở Nam Kỳ cho ban hành tập Dân luật giản yếu năm 1883 hay còn gọi là Dân luật giản yếu Nam kỳ (DLGYNK).

Vấn đề tài sản riêng giữa vợ chồng đã có những quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật (DLBK 1931, DLTK 1936). Theo chế định này thì người vợ không có tài sản riêng. Có quan điểm cho rằng, người vợ trong gia đình Việt Nam có của riêng. Theo luật pháp thời Nguyễn (HVLL) thì người chồng có quyền tự ý sử dụng của cải của người vợ, dù là người vợ không đồng ý, vì luật pháp cấm không cho người vợ đi kiện chồng, nhưng tục lệ lại công nhận rằng người chồng có quyền quản trị của cải của vợ, nhưng không thể sử dụng của cải ấy nếu vợ không đồng ý. Theo quan điểm người vợ có tài

sản riêng, tức là công nhận ngoài các của cải của người chồng, sẽ có một khối của cải là của chung của hai vợ chồng gọi là khối cộng đồng tài sản, án lệ đã được coi như một giải pháp lấp đi lỗ hổng của pháp luật, điều đó khó lòng tránh được sự tùy tiện áp dụng của các vị thẩm phán khi xét xử.

BLGYNK gồm có 11 thiên qui định các vấn đề về nhân thân, hộ tịch, giá thú, ly hôn, con nuôi, giám hộ, ... Bộ luật này có kết cấu giống với BLDS Napoleon, thậm chí có nhiều thiên trong bộ luật sao chép y nguyên nội dung BLDS Pháp. Do vậy, bộ luật này không phản ánh được các phong tục, tập quán của người Việt Nam. Theo Giáo sư Vũ Văn Mẫu thì, Bộ luật này thiên về tính cách cá nhân, trong khi truyền thống của người Việt Nam trọng về gia đình. Bộ luật này chỉ chú trọng đến các vấn đề cá nhân, kết hôn, ly hôn, ... trong khi đó các vấn đề quan trọng như hợp đồng, chế độ tài sản của vợ chồng, thừa kế lại không qui định. Vì vậy nên khi cần thiết thường phải áp dụng các qui định của Bộ luật Gia Long và Hồng Đức.

Thời kỳ đầu, các án lệ tại Nam Kỳ đã áp dụng theo quan niệm người vợ có của riêng và chế độ hôn sản theo tục lệ là chế độ cộng đồng tài sản; nhưng sau đó các án lệ lại đổi hướng không công nhận quyền có tài sản riêng của người vợ, với lập luận rằng: "Nếu công nhận chế độ cộng đồng tài sản tức là đã gán cho người vợ những quyền ngang hàng với quyền của người chồng, trong khi đó trong gia đình, người vợ chỉ có địa vị của một người con gái" [4].

Chế độ hôn sản áp dụng tại Nam Kỳ dựa trên các nguyên tắc sau: Người vợ không có của riêng, do đó không thể có cộng đồng tài sản giữa vợ và chồng. Tất cả tài sản trong gia đình đều thuộc quyền sở hữu và quyền quản lý của người chồng trong thời kỳ hôn nhân cũng như sau khi người vợ chết. Trong trường hợp người vợ chết thì chồng là chủ sở hữu đối với toàn bộ tài sản của gia đình do hiệu lực của hôn nhân chứ không phải là hưởng gia tài của người vợ; nhưng nếu người chồng chết trước thì người vợ chỉ có quyền hưởng dụng thu lợi trên toàn bộ tài sản gia đình khi còn ở góa.

Theo đó, các án lệ tại các Tòa án ở Nam Kỳ đã áp dụng nguyên tắc người chồng là chủ sở hữu duy nhất các tài sản của gia đình, bao gồm:

- Các động sản đã mua được trong thời kỳ hôn nhân, kể cả các động sản khi mua đã đứng tên vợ;

- Các bất động sản đã ban cấp riêng cho người vợ;

- Các bất động sản có được trong thời kỳ hôn nhân mặc dù các bất động sản đó đã đứng tên người vợ khi mua.

Như vậy, chế độ tài sản của vợ chồng được áp dụng tại Nam Kỳ dưới thời kỳ Pháp thuộc đã rất bất công đối với người vợ, kể cả những tài sản do người vợ tạo ra được khi hành nghề riêng trong thời kỳ hôn nhân vẫn phải coi là thuộc tài sản của người chồng.

Tuy nhiên, án lệ cũng công nhận trong một số trường hợp người vợ (có thể) có tài sản riêng, bao gồm:

- Các đồ tư trang của vợ;

- Tài sản mà người vợ có được do được gia đình vợ tặng cho hoặc để lại thừa kế;

- Bất động sản đã ghi rõ tên vợ là chủ sở hữu trong sổ địa bộ.

Do các án lệ đã công nhận người chồng là chủ sở hữu duy nhất đối với các tài sản của gia đình, nên trong việc quản lý tài sản, người chồng có quyền một mình đứng ra thực hiện các giao dịch và thu nhận hoa lợi; nếu con nợ vay tiền của vợ thì có thể trả món nợ đó cho người chồng. Ngược lại, người vợ không được ký kết các hợp đồng một mình và người chồng có quyền khiếu nại để phủ nhận hợp đồng đó. Là chủ sở hữu đối với tài sản của gia đình, nên người chồng có quyền một mình ký kết các hợp đồng để chuyển dịch các động sản và bất động sản. Trên thực tế, mỗi khi người chồng bán hoặc tặng cho bất động sản thì người vợ cũng thường ký cùng chồng vào các giấy tờ, văn tự, nhưng các án lệ lại không cho đó là một thể thức có giá trị pháp lý.

Bộ DLBK còn được gọi là Bộ luật Morché (Thống sứ Bắc Kỳ) gồm 1455 điều chia thành 1 Thiên sơ bộ và 4 quyển. Trong đó có một số qui định không phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam. Mặc dù vợ hoặc chồng có thể có tài sản riêng từ trước khi kết hôn, nhưng kể từ khi kết hôn và trong suốt thời kỳ hôn nhân thì các tài sản riêng đó (bao gồm cả động sản và bất động sản) được hợp nhất thành khối tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên, đó chỉ là sự hợp nhất tạm thời trong thời kỳ hôn nhân. Chỉ có những tài sản do hai vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân mới là tài sản chung chính thức. Khi hôn nhân chấm dứt thì các tài sản riêng của vợ, chồng đã được hợp nhất tạm thời vào khối tài sản chung của vợ chồng lại được tách ra để chia theo nguyên tắc tài sản riêng của bên nào thì bên đó có quyền lấy lại, còn đối với tài sản chung sẽ được chia đôi cho vợ và chồng. Đặc quyền của người chồng khi định đoạt tài sản chung của vợ chồng. Đoạn 2 Điều 109 DLBK quy định: Người chồng có thể định đoạt tài sản chung không cần phải vợ bằng lòng cũng được, miễn là dùng vào việc có lợi ích cho gia đình, trừ bất động sản là tài sản riêng của người vợ.

Như vậy, toàn bộ tài sản mà vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân (cả động sản và bất động sản) đều là tài sản chung của vợ chồng. Để phân biệt được động sản, bất động sản nào là tài sản riêng hay tài sản chung của vợ chồng, pháp luật căn cứ vào việc đăng ký quyền sở hữu hoặc có chứng thư xác nhận nguồn gốc của tài sản đó. Đối với các động sản không được đăng ký và cũng không có chứng thư xác nhận nguồn gốc thì được suy đoán là tài sản chung của vợ chồng; nếu bên vợ, chồng cho rằng đó là tài sản riêng của mình thì có nghĩa vụ phải chứng minh.

Rõ ràng, DLBK và DLTK cũng như các án lệ tại Nam Kỳ đã không đặt ra ngoại lệ nào đối với những tài sản do một bên vợ hay chồng hành nghề mà kiếm ra hoặc có được. Một giải pháp đã được dự liệu giống với BLDS Pháp là: Tất cả các tài sản (lương bổng, lợi tức thu được từ tài sản của

vợ chồng) trong thời kỳ hôn nhân, dù là động sản hay bất động sản đều thuộc khối tài sản chung của hai vợ chồng; trừ khi vợ, chồng chứng minh được tài sản đó là tài sản riêng của mình.

Một phần của tài liệu Tài sản riêng của vợ chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)