Nghĩa vụ gắn với giao dịch

Một phần của tài liệu Tài sản riêng của vợ chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 56)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.3. Nghĩa vụ gắn với giao dịch

2.3.3.1. Nghĩa vụ gắn với giao dịch trước khi kết hôn

Các nghĩa vụ phát sinh từ một giao dịch được xác lập trước khi kết hôn là nghĩa vụ riêng của người xác lập. Trong trường hợp người có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ, thì người có quyền chỉ có thể yêu cầu kê biên các tài sản riêng của người này. Cũng giống như nghĩa vụ gắn liền với các tài sản nhận được do thừa kế hoặc tặng cho, nghĩa vụ xác lập trước khi kết hôn là nghĩa vụ riêng đích thực; bởi vậy, các chủ nợ riêng loại này cũng có chung thân phận với các chủ nợ di sản, chủ nợ gắn liền với tài sản được tặng cho, được di tặng. Thực tế đã xảy ra trường hợp: trước khi người có nghĩa vụ kết hôn, các chủ nợ có quyền kê biên những khoản thu nhập và hoa lợi, lợi tức của người có nghĩa vụ; sau khi người có nghĩa vụ kết hôn, các tài sản này trở thành của chung và không còn nằm trong khối tài sản có thể được kê biên. Có vẻ như thực tiễn lại có xu hướng đi ngược lại so với chủ trương vừa nêu, nghĩa là thực tiễn thừa nhận phạm vi khối tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không thay đổi do việc kết hôn của người có nghĩa vụ. Thiết nghĩ, cần phải chi tiết hoá luật viết ở điểm này để thực tiễn áp dụng luật có được sự hoà hợp.

2.3.3.2. Nghĩa vụ gắn với giao dịch trong thời kỳ hôn nhân

Các giao dịch xác lập trong thời kỳ hôn nhân rất đa dạng. Ở đây, ta chỉ nói về các giao dịch xác lập trong thời kỳ hôn nhân trong những trường hợp đặc thù. Những giao dịch khác, có lẽ, chịu sự chi phối của luật chung về pháp luật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Giao dịch do vợ hoặc chồng xác lập được bảo đảm thực hiện bằng tài sản riêng; giao dịch do vợ và chồng xác lập được bảo đảm thanh toán bằng tài sản chung và tài sản riêng.

Theo Khoản 3 Điều 33 Luật HN và GĐ năm 2000 qui định: "Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó". Qui định này thể hiện rõ ý nghĩa của việc qui định quyền sở hữu của vợ chồng

đối với tài sản riêng là bảo đảm cho vợ chồng thực hiện nghĩa vụ về tài sản độc lập, bảo vệ quyền lợi của người thứ ba là người có quyền.

Nghĩa vụ về tài sản của vợ, chồng (còn gọi là nợ riêng của vợ, chồng) phát sinh từ các khoản nợ mà vợ, chồng vay của người khác, sử dụng vào mục đích cá nhân, mà không vì lợi ích chung của gia đình; hoặc nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của vợ, chồng hay các loại nghĩa vụ khác theo luật định (nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình như cha, mẹ, vợ, chồng, con mà vợ, chồng phải thực hiện).

Có trường hợp giao dịch do vợ hoặc chồng xác lập có sự đồng ý nhưng không có sự tham gia của người còn lại [12]; Khi đó, nên thừa nhận rằng nghĩa vụ được bảo đảm thực hiện bằng tài sản riêng của người giao kết và tài sản chung của vợ chồng, nhưng không thể bằng tài sản riêng của người còn lại. Cũng được bảo đảm bằng tài sản chung, giao dịch do vợ hoặc chồng xác lập không được sự đồng ý (thậm chí còn chịu sự phản đối) của chồng hoặc vợ, nhưng khối tài sản chung lại thụ hưởng lợi ích. Ví dụ điển hình của giao dịch loại này là hợp đồng mua một tài sản nào đó trong thời kỳ hôn nhân: tài sản được mua rơi vào khối tài sản chung; do đó, khối tài sản này phải cùng với khối tài sản riêng của người mua bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Nghĩa vụ trả các khoản nợ mà vợ, chồng đã vay của người khác trong thời kỳ hôn nhân sử dụng vào mục đích riêng, không đáp ứng các nhu cầu thiết yếu và lợi ích chung của gia đình. Các khoản nợ trên đây vợ, chồng vay từ trước hoặc trong thời kỳ hôn nhân đã chỉ bảo đảm cho quyền lợi riêng của vợ, chồng. Vì vậy, vợ, chồng phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ đó bằng tài sản riêng của mình, không thể buộc người chồng, vợ kia phải liên đới thực hiện các loại nghĩa vụ này.

các khoản nợ mà vợ, chồng vay riêng từ trước khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân sử dụng vào mục đích riêng thì có nghĩa vụ phải thanh toán bằng tài sản riêng. Nếu tài sản riêng không đủ trả nợ thì phải trích phần tài sản của người đó trong khối tài sản chung của vợ chồng (theo Điều 18 Luật HN và GĐ năm 1986) để trả nợ”.

Theo qui định tại khoản 4 Điều 33 Luật HN và GĐ năm 2000: "Tài sản riêng của vợ, chồng cũng được sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình trong trường hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng". Đây cũng là một trong những qui định mới của Luật HN và GĐ năm 2000 liên quan đến tài sản riêng của vợ, chồng. Nghĩa vụ này của vợ, chồng xuất phát từ việc bảo đảm lợi ích chung của gia đình nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu [13] đó của gia đình, bảo đảm cuộc sống của vợ chồng và các con.

Nghĩa vụ trả các khoản nợ phát sinh trong quá trình quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nợ phát sinh khi vợ, chồng đã tiến hành khai thác các hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân mà vợ chồng không có thỏa thuận những hoa lợi, lợi tức đó vẫn thuộc tài sản riêng của mỗi người.

Quá trình quản lý, sử dụng, bảo quản tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân bằng các khoản chi phí mà vợ, chồng vay của người khác, theo nguyên tắc vợ, chồng phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ bằng tài sản riêng của mình.

Một phần của tài liệu Tài sản riêng của vợ chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 56)