Chế độ tài sản riêng của vợ chồng trong cổ luật Việt Nam

Một phần của tài liệu Tài sản riêng của vợ chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 25)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Chế độ tài sản riêng của vợ chồng trong cổ luật Việt Nam

Trong xã hội phong kiến Việt Nam, các quy định về HN và GĐ chiếm một vị trí quan trọng trong các văn bản luật. Tuy nhiên, qua khảo cứu các quy định của pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng trong cổ luật Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cổ luật Việt Nam không dự liệu về chế độ tài sản của vợ chồng theo như quan niệm của những nhà lập pháp tư sản.

Quốc triều hình luật (QTHL) được ban hành dưới triều Lê trong khoảng niên hiệu Hồng Đức (1470-1497) và Hoàng Việt luật lệ (HVLL) ban hành dưới triều Nguyễn (1812) đều có các qui định về vấn đề HN và GĐ, nhưng tuyệt nhiên chế độ tài sản của vợ chồng không được quy định như một chế định riêng rẽ và cụ thể. Các quy định về vấn đề tài sản của vợ chồng không rõ ràng. QTHL không có điều khoản nào đề cập đến vấn đề tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, mà chỉ dự liệu một số trường hợp chia tài sản của vợ chồng khi một bên vợ, chồng chết trước (Điều 374, 375, 376). Theo GS Vũ Văn Mẫu thì “Các Tòa án ở Nam Việt thường hay căn cứ vào các điều này để phân xử các vụ kiện liên quan đến tài sản của vợ chồng” [3].

Như vậy, chế độ tài sản của vợ chồng được áp dụng trong luật cổ và tục lệ ở Việt Nam là chế độ cộng đồng toàn sản, với nội dung toàn bộ tài sản mà vợ, chồng có được từ trước khi kết hôn hoặc do vợ chồng tạo dựng trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. “Thuyết tam tòng” buộc người vợ phải tuân thủ người chồng “Thuyền theo lái, gái theo

chồng”. Người chồng trong hôn nhân phong kiến được coi là trụ cột của gia đình, là người chủ gia đình, đại diện cho quyền lợi của gia đình. Vì thế, không cần thiết phải dự liệu về vấn đề tài sản chung hay tài sản riêng của vợ, chồng. Tuy nhiên, các nhà lập pháp thời bấy giờ cũng chưa thể có một trình độ lập pháp mang tính khoa học, các điều khoản phần lớn mang tính chất thí dụ, thiếu tính bao quát và điển hình. Bỏ qua những điều nêu trên thì những quy định về tài sản riêng của vợ chồng trong luật cổ cũng là một thành tựu trong lịch sử của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tài sản riêng của vợ chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)