7. Kết cấu của luận văn
2.1.3. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm đồ dùng, tư trang cá nhân
Đây là qui định mới của Luật HN và GĐ năm 2000 khi xác định những đồ dùng, tư trang cá nhân là tài sản riêng của vợ, chồng. Tuy nhiên, các văn bản hướng dẫn áp dụng và thi hành luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa giải thích và hướng dẫn cụ thể qui định này. Vậy, hiểu như thế nào là đồ dùng, tư trang cá nhân là tài sản riêng của vợ, chồng?
Tư trang được hiểu theo nghĩa thông thường là một món trang sức đi theo người (đồng hồ, nhẫn, dây chuyền, vòng đeo tay, hoa tai, ...) bằng kim loại quý được chế tác theo kiểu dành riêng cho phụ nữ là của người vợ; (đồng hồ, nhẫn, dây chuyền, ...) bằng kim loại quý được chế tác theo kiểu dành cho nam giới là của người chồng. Tuy nhiên, khó có thể được coi là của riêng của người này hay người kia khi một món trang sức đắt tiền mà việc mua sắm đòi hỏi huy động một khối lượng tiền lớn so với thu nhập thường xuyên của gia đình. Món trang sức được mua sắm trong trường hợp này được xem như là một hình thức tích lũy của cải trong thời kỳ hôn nhân.
Đồ dùng cá nhân là vật được dùng trong sinh hoạt hàng ngày của cá nhân; vật tiêu dùng, quần áo thông thường được mua sắm bằng một phần do thu nhập lao động, nghĩa là bằng một phần tài sản chung. Tuy nhiên, trong tâm lý chung thì vật dụng cá nhân, quần áo không được xem là tài sản chung của vợ chồng. Ngay cả việc dùng một số tiền chung có giá trị lớn để mua sắm một bộ đồ cho cá nhân (bộ vest dành cho người chồng, bộ đầm dạ hội dành cho người vợ, ...) thì vẫn được thừa nhận đó là tài sản riêng của vợ chồng [9].
Pháp luật điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình một số nước trên thế giới cũng qui định cụ thể vấn đề này.
Theo Điều 1404 Bộ luật Dân sự Pháp thì: Quần áo, đồ dùng cá nhân của vợ hoặc chồng, những việc kiện đòi bồi thường thiệt hại vật chất hoặc tinh thần, những món tiền nợ hoặc trợ cấp không được chuyển nhượng và nói chung, mọi tài sản mang tính chất cá nhân và mọi quyền gắn với con người đều là những tài sản riêng do bản chất, dù rằng những thứ có được trong thời kỳ hôn nhân. Cũng coi là tài sản riêng do bản chất nhưng nếu cần thì có thể được đền bù, những dụng cụ lao động cần thiết cho nghề nghiệp của vợ hoặc chồng.
Điều 1471 Bộ luật Dân sự và thương mại Thái Lan cũng dự liệu tài sản riêng của vợ chồng bao gồm cả đồ dùng, tư trang cá nhân như: Tài sản dùng cho cá nhân, quần áo hoặc đồ trang sức phù hợp với điều kiện sống, hoặc những dụng cụ cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của vợ chồng.
Trong điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, nhu cầu cuộc sống sinh hoạt của mỗi cá nhân ngày càng cao, những tài sản là đồ dùng, tư trang cá nhân của mỗi người cũng rất phong phú và có giá trị. Điều này thể hiện pháp luật qui định các đồ dùng và tư trang cá nhân là tài sản riêng của vợ, chồng nhằm đảm bảo quyền tự do cá nhân và cuộc sống riêng tư của vợ, chồng.
Có quan điểm cho rằng, đồ dùng, tư trang cá nhân mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng mới thuộc tài sản riêng của vợ, chồng. Quan điểm này dựa vào nguồn gốc của tài sản là đồ dùng, tư trang cá nhân phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng. Hiểu như vậy là quá "máy móc" không phù hợp với thực tế cuộc sống của vợ, chồng. Cần hiểu đồ dùng, tư trang cá nhân là tài sản riêng với nguồn gốc phát sinh từ tài sản chung hay tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân, phục vụ trực tiếp cho công việc, nghề nghiệp và nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của cá nhân vợ, chồng. Trong trường hợp cụ thể, cũng cần phải xem xét những loại tài sản này có nguồn gốc và giá trị như thế nào so với khối tài sản chung của vợ chồng và mức thu nhập thực tế của vợ, chồng.
chồng là đồ dùng, tư trang cá nhân cũng rất phức tạp. Nhiều trường hợp trong gia đình khi có con cái lập gia đình riêng (trai lớn lấy vợ, gái lớn gả chồng), cha mẹ hoặc gia đình nhà vợ, chồng thường tuyên bố cho các con một số đồ dùng hoặc đồ nữ trang, như là để làm kỷ niệm cho các con trong ngày cưới hoặc tạo cho các con làm vốn cần thiết khi tách khỏi gia đình để tạo lập gia đình nhỏ riêng. Nếu hôn nhân hạnh phúc thì coi đó là tài sản chung. Khi vợ chồng người con ly hôn, liên quan tới các loại tài sản từ phía gia đình vợ, chồng lại có những ý kiến khác nhau.
Có trường hợp vợ, chồng cho đó là tài sản riêng của mình vì cha mẹ và gia đình bên vợ, chồng tuyên bố chỉ cho riêng vợ, chồng. Ngược lại, phía người chồng, vợ kia lại cho đó là tài sản chung của hai vợ chồng vì gia đình tuyên bố cho chung hoặc đồ dùng, đồ nữ trang đó mua được từ tài sản chung của vợ chồng.
Có trường hợp trong ngày cưới, cha mẹ hoặc gia đình bên nhà chồng hoặc vợ tuyên bố cho những tài sản là đồ dùng, đồ nữ trang là cho chung cả hai vợ chồng người con; thế nhưng, khi vợ chồng người con có mâu thuẫn và ly hôn thì cha mẹ, gia đình lại cho rằng chỉ cho riêng con mình là người vợ, chồng [10].
Trước đây, tại Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP đã chỉ rõ: Đối với những đồ nữ trang bằng vàng, bạc mà cha mẹ tuyên bố cho riêng con trong ngày cưới thì coi là tài sản riêng của con; nhưng nếu cho chung hai vợ chồng người con với mục đích là để tạo dựng một số vốn thì coi là tài sản chung của vợ chồng người con để chia. Tuy nhiên, hướng dẫn này khi áp dụng trong thực tế giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn cũng chưa phù hợp, đặc biệt là khi xem xét chứng cứ để xác định tài sản đó là tài sản riêng hay là tài sản chung của vợ chồng. Tùy vào từng trường họp cụ thể mà xem xét đồ dùng, tư trang cá nhân có nguồn gốc và giá trị như thế nào so với khối tài sản chung của vợ chồng và mức thu nhập thực tế của vợ, chồng để xác định chính xác và phù hợp với thực tế cuộc sống của vợ chồng.
Theo khoản 3 Điều 27 Luật HN và GĐ năm 2000 qui định: “Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung”. Vấn đề xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng được quy định tương đối cụ thể trong Luật HN và GĐ.
Tuy nhiên, trong thực tiễn, một khi đời sống chung giữa vợ chồng càng kéo dài thì khối tài sản riêng của vợ chồng và khối tài sản chung của vợ chồng sẽ có xu hướng thâm nhập với nhau, đặc biệt khi vợ chồng xác lập nhiều các giao dịch liên quan đến tài sản. Do đó, không phải lúc nào nguồn gốc của tài sản cũng có thể xác định được theo các qui định về việc xác định tài sản chung (Điều 27) và tài sản riêng (Điều 32). Trong bối cảnh đó, qui định về nguyên tắc suy đoán tài sản chung mà người làm luật đặt ra trong khoản 3 Điều 27 có ý nghĩa như một nguyên tắc có tính chất định hướng trong việc giải quyết các tranh chấp giữa vợ chồng với nhau về nguồn gốc tài sản. Tuy vậy, với tư cách là một nguyên tắc suy đoán, tác dụng của nguyên tắc này chỉ dừng lại ở chỗ thiết lập một sự suy đoán, không có ý nghĩa khẳng định chắc chắn tất cả tài sản trong thời kỳ hôn nhân nếu không chứng minh được đó là tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng đều là tài sản chung của vợ chồng. Mặt khác, nguyên tắc này còn có ý nghĩa như một trở ngại không những đối với vợ, chồng trong việc chứng minh tài sản là của riêng, mà còn là trở ngại đối với người thứ ba, cụ thể là các chủ nợ riêng của vợ, chồng (các chủ nợ chỉ được đảm bảo thanh toán bằng tài sản riêng) trong việc yêu cầu kê biên tài sản riêng. Các chủ nợ riêng này muốn kê biên tài sản riêng của vợ, chồng mắc nợ, họ buộc phải chứng minh tài sản mà họ yêu cầu kê biên là tài sản riêng của người mắc nợ.
Như đã trình bày ở trên, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa có hướng dẫn cụ thể về những tài sản là đồ dùng, tư trang cá nhân của vợ, chồng;
vì vậy, giải quyết các tranh chấp đối với loại tài sản này cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất từ phía các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.