7. Kết cấu của luận văn
3.2.3. Thu thập chứng cứ trong giải quyết tranh chấp
Việc điều tra, thu thập chứng cứ, tài liệu của vụ án chưa đầy đủ, chưa chính xác, thậm chí có những trường hợp còn thiếu khách quan; xác định không đúng thẩm quyền; áp dụng điều luật không chính xác dẫn tới việc xét xử không đúng. Có thể thấy, chứng cứ như một “sợi chỉ” xuyên suốt trong quá trình giải quyết vụ việc (vụ án) kể từ khi được thụ lý cho đến khi được xét xử, là nơi “gặp nhau” giữa lý lẽ của các bên đương sự và phán quyết của Toà án. Nói lên điều đó để thấy rằng, vai trò của chứng cứ trong một vụ án dân sự là rất quan trọng. Việc hệ thống, thu thập và công bố chứng cứ như thế sẽ giúp cho việc giải quyết vụ án minh
bạch, rõ ràng hơn, tạo cho người dân sự tin tưởng vào Toà án, vào pháp luật, không còn những nghi ngờ mang tính tiêu cực đối với cơ quan tư pháp.
Một vụ việc tại Thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) vừa bị chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị yêu cầu hủy án. Trước đây, vợ chồng ông ĐTN ra tòa ly hôn và tranh chấp một lô đất đang đứng tên ông N. Người vợ khai chồng mua đất lúc nào bà không biết, chỉ khi trong nhà thiếu đi một khoản tiền, bà mới hay là chồng đã lấy đi mua đất. Do đó mảnh đất là tài sản chung của vợ chồng. Ngược lại, ông N. khai nguồn tiền mua đất là của mẹ ông. Mẹ ông N. thì khai năm 2003, bà đưa 90 triệu đồng nhờ con trai mua giùm lô đất trên.
Xử sơ thẩm, TAND TP Tam Kỳ không công nhận lô đất là tài sản chung của vợ chồng ông N. Xử phúc thẩm, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam đã sửa án sơ thẩm, công nhận lô đất này là tài sản chung.
Theo chánh án Tòa án nhân dân tối cao, lời khai của các đương sự rất khác nhau về nguồn tiền mua đất nhưng không bên nào xuất trình được đầy đủ chứng cứ chứng minh. Lẽ ra, các cấp tòa cần phải thu thập thêm chứng cứ để làm rõ thời điểm mua đất, mua của ai, quá trình sử dụng, đăng ký, kê khai. Về nguồn tiền mua, các cấp tòa cũng cần phải xác minh công việc, nguồn thu nhập của các bên cũng như độ chính xác trong lời khai của mẹ ông N. Do không chịu thu thập chứng cứ để làm rõ, mỗi cấp tòa có một quyết định khác nhau nhưng đều chưa đủ căn cứ và thiếu tính thuyết phục.
Hay như trường hợp của anh Đinh Văn T (Hưng Yên). Lập gia đình cách đây 9 năm, dành dụm mãi cuối cùng vợ chồng anh T cũng mua được mảnh đất 50m² của mẹ vợ để chấm dứt cái cảnh chung chạ ở nhờ. Nghe lời vợ về việc sẽ làm giấy tờ sổ đỏ mảnh đất theo kiểu mẹ tặng cho riêng con gái để hưởng chính sách miễn thuế thì anh T gật đầu đồng ý ngay. Có ngờ đâu cái gật đầu ngày ấy đã biến thành hệ lụy hôm nay khi giữa hai vợ chồng cơm
không còn lành, canh không còn ngọt. Gia sản cũng chẳng có gì nhiều, nên khi nhất trí ly hôn, mối quan tâm lớn nhất của cả hai vợ chồng là mảnh đất. Nhưng khi anh T đưa ra đề nghị chia đôi thì chị P lớn tiếng phản đối: “Chia là chia thế nào? Mảnh đất ấy là tài sản riêng của tôi, bố mẹ cho tôi, giấy tờ còn rành rành đây này. Bằng chứng đâu anh bảo là tài sản chung mà đòi chia”. Theo Luật sư, câu chuyện của anh T đã cho thấy sự thiếu hợp tác và dụng ý muốn chiếm đoạt cả mảnh đất của người vợ. Thế nhưng, vì anh T không có bất kỳ giấy tờ, hay người làm chứng nào chứng minh được thực chất là vợ chồng anh có mua mảnh đất của mẹ vợ trong thời kỳ hôn nhân và việc tặng cho riêng nêu trên chỉ nhằm giảm chi phí khi làm thủ tục sang tên, nên theo quy định đây là tài sản riêng của vợ anh T. Phần anh T, nếu muốn đòi lại sự công bằng trong việc sở hữu mảnh đất thì anh T cần thu thập chứng cứ để chứng minh hợp đồng tặng cho nêu trên là giả tạo, đồng thời phải chứng minh thực chất đó là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa mẹ vợ với vợ chồng anh trước đây thông qua giấy biên nhận; giấy tờ hoặc có đơn xác nhận của người làm chứng về việc hợp đồng tặng cho chỉ là hình thức để giảm chi phí khi sang tên còn thực tế là mua bán đất.