7. Kết cấu của luận văn
2.3.5. Nghĩa vụ do vợ chồng tự mình xác lập
Các khoản nợ phát sinh khi thực hiện nghĩa vụ về tài sản gắn liền với nhân thân vợ, chồng như các khoản chi phí cho con riêng của mình; vợ chồng với tư cách là bố dượng, mẹ kế có nghĩa vụ và quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của một bên cùng sống chung với mình theo qui định tại các Điều 34, Điều 36, Điều 37, Điều 38 Luật HN và GĐ năm 2000; hoặc các chi phí cho người mà vợ, chồng là người giám hộ của người đó theo qui định của pháp luật Dân sự và Luật HN và GĐ.
Nghĩa vụ trả các khoản nợ phát sinh dựa trên cơ sở vợ, chồng đã có hành vi tự mình tiến hành các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình (vi phạm khoản 3 Điều 28 Luật HN và GĐ năm 2000).
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh từ hành vi trái pháp luật của vợ, chồng.
Về nguyên tắc, đối với các khoản nợ và nghĩa vụ phát sinh trên đây, vợ, chồng có nghĩa vụ phải thanh toán, bồi thường bằng tài sản riêng của mình; nếu tài sản riêng không có hoặc không đủ thì trích chia phần tài sản của vợ, chồng trong khối tài sản chung của vợ chồng (sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân), để thực hiện nghĩa vụ. Cũng có thể nghĩa vụ tài sản của vợ, chồng được thực hiện bằng tài sản chung của vợ chồng khi vợ chồng thỏa thuận.
Các qui định về nghĩa vụ của vợ, chồng được thực hiện bằng tài sản riêng của vợ, chồng theo Luật HN và GĐ năm 2000 đã được dự liệu cụ thể hơn so với Luật HN và GĐ năm 1986. Những qui định này là cơ sở pháp lý cho việc xác định nghĩa vụ của vợ, chồng được thực hiện bằng tài sản riêng hoặc theo thỏa thuận trong thực tiễn.