Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ tài sản riêng của vợ

Một phần của tài liệu Tài sản riêng của vợ chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 77)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ tài sản riêng của vợ

chồng trong luật Hôn nhân và gia đình năm 2000

Quan hệ hôn nhân góp phần không nhỏ trong việc tồn tại của xã hội bởi gia đình là tế bào của xã hội, gia đình có tốt, phát triển bền vững thì xã hội mới phồn vinh và phát triển. Luật HN và GĐ năm 2000 sau hơn 10 năm thực thi đã phát huy được những mặt tích cực, tuy nhiên, bên cạnh đó cũng đã thể hiện những bất cập giữa qui định với thực tiễn trong quá trình giải quyết các vấn đề về quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình, những quy định về chế độ tài sản (chế định tài sản riêng, chế định tài sản chung) của vợ chồng. Mặc dù, luật hiện hành đã có những qui định cụ thể, rõ ràng hơn so với Luật HN và GĐ năm 1986 khi dự liệu vấn đề về tài sản riêng của vợ, chồng tại các Điều 32, Điều 33 (quyền của vợ, chồng có tài sản riêng; căn cứ xác lập tài sản riêng của vợ, chồng; quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản riêng).

Qua 12 năm thi hành, những nguyên tắc cơ bản và các quy định chung của luật vẫn tiếp tục phát huy hiệu lực trong đời sống xã hội, được nhân dân tôn trọng và chấp hành. Tuy nhiên, từ những vướng mắc trong thực tế giải quyết các tranh chấp về tài sản riêng giữa vợ chồng, để bảo đảm tính thống nhất khi áp dụng, Luật HN và GĐ năm 2000 cần được nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, đó là:

gồm những tài sản mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản riêng của một bên; trừ trường hợp, sự thỏa thuận đó có căn cứ rõ ràng là nhằm tẩu tán tài sản hoặc trốn tránh nghĩa vụ tài sản của vợ, chồng đối với người khác.

Thứ hai, đối với những tài sản mà vợ, chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân thuộc quyền sở hữu riêng của vợ, chồng, cần xem xét trên cơ sở lý luận và thực tiễn để xác định tài sản vợ chồng được tặng cho chung hay một bên vợ, chồng được tặng cho riêng trong từng trường hợp cụ thể phải xem xét ý chí của người tặng cho tài sản vào thời điểm tặng cho. Đặc biệt là phải đặt lợi ích của các bên vợ, chồng trong lợi ích chung của gia đình. Cần xác định, đối với những tài sản mà vợ, chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân thuộc quyền sở hữu riêng của vợ, chồng, chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận.

Luật cần qui định cụ thể nguồn gốc tài sản là đồ dùng, tư trang cá nhân bao gồm những gì thuộc tài sản riêng của vợ, chồng. Theo tôi, đồ dùng, tư trang cá nhân là tài sản riêng với nguồn gốc phát sinh từ tài sản chung hay tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân, phục vụ trực tiếp cho công việc, nghề nghiệp và nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của cá nhân vợ, chồng. Mặt khác, khi có tranh chấp về loại tài sản này, theo từng trường hợp cụ thể mà xem xét đồ dùng, tư trang cá nhân có nguồn gốc và giá trị như thế nào so với khối tài sản chung của vợ chồng và mức thu nhập thực tế của vợ, chồng để xác định chính xác và hợp lý tài sản riêng của vợ, chồng.

Đối với những đồ nữ trang mà cha mẹ cho con trong ngày cưới (vàng, bạc, kim khí quí, đá quí…) thì cần xác định theo nguyên tắc: Nếu cha mẹ tuyên bố cho riêng thì cũng được coi là tài sản riêng của vợ, chồng; nếu cha mẹ tuyên bố cho chung cả hai vợ chồng thì đó là tài sản chung. Nếu giữa vợ chồng có tranh chấp, thì chia cho người đang sử dụng những đồ nữ trang đó. Qui định này là cần thiết và bảo đảm được tính nhất quán khi Tòa án giải

quyết các tranh chấp về tài sản là những đồ nữ trang mà cha mẹ tuyên bố cho con trong ngày cưới.

Thứ ba, đối với những hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân, theo qui định của Luật HN và GĐ năm 2000, các loại tài sản này có nguồn gốc khác nhau khi xác định thuộc tài sản chung hay tài sản riêng của vợ, chồng.

Về nguyên tắc, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân, theo Điều 27 Luật HN và GĐ năm 2000, được tính thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. Qui định này được pháp luật của hầu hết các nước và hệ thống pháp luật về HN và GĐ ở nước ta từ trước đến nay dự liệu. Khoản 1 Điều 27 Luật HN và GĐ năm 2000 của Nhà nước ta cần cụ thể hóa vấn đề này.

Thứ tư, theo khoản 3 Điều 33, nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi bên vợ, chồng được thanh toán từ tài sản riêng của người có nghĩa vụ. Tuy nhiên, qui định này còn quá chung chung, chưa có căn cứ cụ thể để xác định loại nghĩa vụ tài sản này. Theo tôi, nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng bao gồm các nghĩa vụ sau:

- Nghĩa vụ trả các khoản nợ mà vợ, chồng đã vay của người khác từ trước khi kết hôn mà không vì nhu cầu đời sống chung của gia đình.

- Nghĩa vụ trả các khoản nợ mà vợ, chồng đã vay của người khác trong thời kỳ hôn nhân sử dụng vào mục đích riêng, không đáp ứng các nhu cầu thiết yếu và lợi ích chung của gia đình.

- Nghĩa vụ trả các khoản nợ phát sinh trong quá trình quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản riêng. Trừ trường hợp nợ phát sinh khi vợ, chồng đã tiến hành khai thác các hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân mà vợ chồng không có thỏa thuận những hoa lợi, lợi tức đó vẫn thuộc tài sản riêng của vợ, chồng.

- Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi vợ, chồng là người quản lý di sản thừa kế mà đã có hành vi thực hiện các giao dịch nhằm tẩu tán, phá tán hoặc làm hư hỏng, mất mát di sản (khoản 3 Điều 12 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP).

- Nghĩa vụ cấp dưỡng mà vợ, chồng phải thực hiện liên đới đối với các thành viên trong gia đình liên quan đến khối tài sản riêng theo qui định tại Chương V và Chương VI của Luật HN và GĐ năm 2000.

- Nghĩa vụ bồi thường khoản tiền cấp dưỡng mà vợ, chồng là người được giao quản lý nhưng đã làm tiêu tán hoặc sử dụng không đúng mục đích.

Một phần của tài liệu Tài sản riêng của vợ chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 77)