Phân định tài sản riêng, chung

Một phần của tài liệu Tài sản riêng của vợ chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 70)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2.Phân định tài sản riêng, chung

qui định chưa rõ ràng, cụ thể về quyền định đoạt khi đưa tài sản riêng vào sử dụng chung trong gia đình: Cụ thể khoản 4, khoản 5 Điều 33 qui định:

"Tài sản riêng của vợ, chồng cũng được sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình trong trường hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng. Trong trường hợp tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản đó phải được sự thỏa thuận của cả vợ chồng".

Thực tế, khi tài sản riêng đưa vào sử dụng chung thì được xem là tài sản chung của vợ chồng và khi ly hôn mặc nhiên số tài sản ấy được chia đôi. Điều này gây thiệt hại không ít cho bên có tài sản bởi có những cuộc hôn nhân mục đích chỉ vì tài sản.

Với tổng kết và hướng dẫn xét xử của ngành tòa án hàng năm, có các vấn đề về xác định và nguyên tắc chia tài sản giữa vợ chồng. Điều đó cho thấy các tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng luôn phức tạp, gặp nhiều vướng mắc trong công tác xét xử hay thi hành án. Ngay trong đánh giá của Tòa án nhân dân tối cao thì các toà địa phương dễ gặp sai sót khi giải quyết án hôn nhân gia đình ở việc xác định tài sản riêng - chung của vợ chồng. Nhiều bản án đã bị huỷ vì xác định chưa chính xác, không hợp lý nguồn gốc tài sản, các Luật sư bị rơi vào “tình trạng thỏa hiệp” với Tòa để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ của mình.

Ngoài các vấn đề đất đai, còn các tài sản khác như chứng khoán, tài sản trong doanh nghiệp thì Luật giải quyết như thế nào? Thiết nghĩ, cần ban hành chế định rõ ràng để tránh hiểu khác nhau và dẫn đến không ít vụ án tranh chấp tài sản giữa vợ chồng phải kéo dài hết năm này qua năm khác.

Luật HN và GĐ đưa ra nguyên tắc phân định tài sản chung, riêng của vợ chồng khi ly hôn còn chưa rõ ràng. Thực tế nhiều vấn đề chưa được hướng dẫn thống nhất. Có những trường hợp phần đất là do cha mẹ bên vợ hoặc bên chồng

cho riêng, sau đó xây nhà hợp thức hóa đứng tên hai vợ chồng hoặc đất được cơ quan cấp riêng cho chồng hoặc vợ, sau đó kết hôn xây nhà hợp thức hóa đứng tên chung. Có tòa xác định đất là tài sản riêng, nhà là tài sản chung có tòa thì cả đất và nhà đều là tài sản chung. Ngoài ra còn có những trường hợp bán căn nhà trước đó lấy tiền cùng nhau tạo lập nhà mới. Việc xác định căn nhà mới là tài sản chung, riêng hay công sức đóng góp thế nào cũng khiến các tòa lúng túng. Có tòa thì cho rằng tài sản chung, có tòa thì lại là tài sản chung có một phần riêng, có tòa buộc đương sự phải chứng minh phần đóng góp…

Ví dụ như trường hợp Chị H. bán số tài sản riêng là của hồi môn bao gồm vàng và trang sức để đầu tư chứng khoán. Giao dịch trên sàn chứng khoán thành công, chị H. mua một mảnh đất đứng tên một mình và tự hiểu đó là tài sản riêng trong hôn nhân. Thế nhưng khi Chị H. bán đất thì gặp khó khăn vì chồng Chị H. không ký vào các thủ tục giao dịch bán đất. Vì thế Chị H. vẫn không thể nào bán nổi mảnh đất ấy. Rõ ràng, luật cho phép Chị H. có quyền có tài sản riêng trong hôn nhân nhưng lại không được toàn quyền định đoạt nó. Giới luật sư thừa nhận, hiện nay trường hợp vợ (hay chồng) có tài sản riêng trong hôn nhân nhưng vẫn không có toàn quyền định đoạt khối tài sản đó như trường hợp trên của Chị H. rất phổ biến.

Một phần của tài liệu Tài sản riêng của vợ chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 70)