7. Kết cấu của luận văn
2.3.4. Nghĩa vụ cấp dưỡng
Cấp dưỡng giữa vợ và chồng là việc vợ chồng có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người kia khi vợ chồng không cùng chung sống mà gặp khó khăn, túng thiếu do không có khả năng lao động, là người chưa thành niên, là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo khoản 11 Điều 8 Luật HN và GĐ. Người có nghĩa vụ cấp dưỡng là người có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng với người được cấp dưỡng.
Trên thực tế, khoản tiền hoặc khoản hiện vật mà người có nghĩa vụ dùng để cấp dưỡng cho một người khác thường được trích từ thu nhập do lao động hoặc hoa lợi, lợi tức từ tài sản của người có nghĩa vụ hoặc từ khối tài sản tích lũy từ thu nhập, hoa lợi, lợi tức ấy. Thậm chí, có thể nói rằng thu nhập hoặc hoa lợi, lợi tức ấy phải là các khoản thu thường xuyên, bởi khó có thể coi một người là có điều kiện cấp dưỡng một khi người này không có nguồn thu ổn định. Nghĩa vụ cấp dưỡng [14] mà vợ, chồng phải thực hiện liên đới với các thành viên trong gia đình theo qui định tại chương V (Quan hệ giữa ông bà nội, ông bà ngoại, giữa anh chị em và giữa các thành viên trong gia đình) và chương VI (Cấp dưỡng) của Luật HN và GĐ năm 2000.
Giải pháp vừa nêu được chấp nhận bất kể người có quyền yêu cầu cấp dưỡng là ai và bất kể nghĩa vụ cấp dưỡng được xác lập trước khi kết hôn hay trong thời kỳ hôn nhân. Thực ra, giải pháp được xây dựng không dựa vào bản chất của nghĩa vụ cấp dưỡng (hình thức tương trợ giữa các thành viên trong cùng một gia đình) mà dựa vào đặc điểm về nguồn gốc của khoản tiền hoặc hiện vật thường được dùng để thực hiện nghĩa vụ. Người có nghĩa vụ cấp dưỡng trước hết phải là người có điều kiện sống khả quan và có khả năng cấp dưỡng cho người khác. Về mặt kinh tế, đó phải là người có thu nhập và hoa lợi, lợi tức từ tài sản dư ra sau khi đã trang trải các chi phí cần thiết cho cuộc sống của chính mình và của gia đình mình cũng như cho việc bảo tồn các tài sản sinh lợi: không ai bị buộc phải cấp dưỡng cho người khác bằng tài sản gốc của mình. Trong trường hợp thu nhập để dành hoặc hoa lợi, lợi tức trừ chi phí cần thiết đã được đầu tư để mua tài sản khác, thì tài sản mới không thể bị kê biên để thanh toán nghĩa vụ cấp dưỡng.
Nghĩa vụ bồi thường khoản tiền cấp dưỡng mà vợ, chồng là người được giao quản lý nhưng đã làm tiêu tán hoặc sử dụng không đúng mục đích: “Người được giao quản lý khoản cấp dưỡng một lần có trách nhiệm bảo quản tài sản đó
như đối với tài sản của chính mình và chỉ được trích ra để bảo đảm các nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng” khoản 4 Điều 18 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP. Như vậy, trong các quan hệ gia đình, vợ, chồng với tư cách là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh, chị, em phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với các thành viên trong gia đình theo qui định tại các điều từ Điều 47 đến Điều 62 Luật HN và GĐ năm 2000.