Chế độ tài sản riêng của vợ chồng trong thực tiễn xét xử

Một phần của tài liệu Tài sản riêng của vợ chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 63)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.Chế độ tài sản riêng của vợ chồng trong thực tiễn xét xử

Theo Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án, tổng số án trong năm 2011, Tòa án cấp sơ thẩm đã thụ lý 199.361 vụ việc dân sự và hôn nhân gia đình (không bao gồm các vụ việc kinh doanh, thương mại và lao động) và 18.761 vụ từ năm 2010 chuyển sang; tổng số các vụ mà Tòa án cấp sơ thẩm phải giải quyết là 218.122 vụ việc, tăng hơn 28.543 vụ so với năm 2010 (trong đó Tòa án cấp huyện phải giải quyết 211.536 vụ; Tòa án cấp tỉnh phải giải quyết theo thủ tục sơ thẩm 6.586 vụ). Tòa án cấp sơ thẩm đã giải quyết 196.769 vụ; trong đó Tòa án cấp huyện giải quyết được 192.408 vụ, đạt 90,96%, Tòa án cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm 4.361 vụ việc, đạt 66,21%. Trong đó, số lượng án HN và GĐ chiếm phần lớn và tập trung chủ yếu vào loại án kiện ly hôn, thường chiếm trên 90%, trong đó tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn chiếm tỷ lệ cao nhất.

Tòa án cấp phúc thẩm đã thụ lý 12.902 vụ dân sự và hôn nhân gia đình, cộng với 673 vụ từ năm 2010 chuyển sang, tổng số vụ phải giải quyết là 13.575 vụ (Tòa án cấp tỉnh phải giải quyết 13.042 vụ; còn các Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao phải giải quyết 533 vụ). Tòa án cấp phúc thẩm đã giải quyết 12.649 vụ (Tòa án cấp tỉnh giải quyết 12.197 vụ, đạt 93,52%; các Tòa Phúc thẩm giải quyết 452 vụ, đạt 84,8 %). [16]

3.1.1. Những thuận lợi cơ bản trong việc áp dụng chế độ tài sản riêng của vợ chồng vào thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân

Để đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các quan hệ HN và GĐ trong điều kiện kinh tế - xã hội có những phát triển mới trong nền kinh tế thị trường có định

hướng XHCN. Đồng thời, giúp Tòa án có thêm các căn cứ pháp lý khi xét xử các tranh chấp về HN và GĐ nói chung và tranh chấp liên quan đến tài sản của vợ chồng nói riêng, Nhà nước ta đã và đang rất quan tâm xây dựng một hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật về HN và GĐ. Hệ thống các qui phạm pháp luật HN và GĐ đã được các cơ quan nhà nước quan tâm ban hành kịp thời và đầy đủ. Ngoài Luật HN và GĐ năm 2000 ban hành ngày 9/6/2000, đã có một loạt các văn bản qui định và hướng dẫn cụ thể như:

- Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 về việc thi hành Luật HN&GĐ năm 2000;

- Nghị định số 70/2001/NĐ-CP; Nghị định số 77/2001/NĐ-CP; Nghị định số 32/2002/NĐ-CP; Nghị định số 68/2002/NĐ-CP; Nghị định số 87/2001/NĐ-CP...;

- Bộ Tư pháp, TANDTC, VKSNDTC đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT; Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Chỉ thị số 02/2003/CT-BTP để hướng dẫn việc thực hiện Nghị quyết số 35/2000/QH10;

- Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã ban hành Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP, Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP...

Đồng thời, bên cạnh việc chú trọng ban hành các văn bản qui phạm pháp luật, Nhà nước cũng đã chú trọng đổi mới, dành sự quan tâm thích đáng, hiệu quả hơn của cả Nhà nước và xã hội đối với công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật HN và GĐ mới và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Theo Chỉ thị số 15/2000/CT-TTg về việc tổ chức thi hành Luật HN và GĐ, trong đó đã qui định:

Công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục Luật HN và GĐ phải được tiến hành thường xuyên, sâu rộng trong cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và trong nhân dân, đặc biệt là ở xã, phường, thị trấn, cụm dân cư, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhà trường và gia đình” [17].

Trên thực tế, các cơ quan chức năng, đoàn thể xã hội đã thực hiện rất tốt chỉ thị trên. Động thái tích cực đó đã góp phần nâng cao trình độ dân trí về pháp luật nói chung và pháp luật về HN và GĐ nói riêng. Từ đó, nâng cao ý thức pháp luật của người dân trong việc bảo vệ hạnh phúc gia đình, bảo vệ lợi ích của chính mình và của những người có liên quan, đặc biệt là các con của họ. Đây là điều kiện rất quan trọng giúp Tòa án giải quyết tốt các tranh chấp về HN và GĐ nói chung, tranh chấp về tài sản của vợ chồng nói riêng.

Trong những năm qua, ngành Tòa án đã có nhiều nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng xét xử các vụ án HN và GĐ. Tòa án nhân dân tối cao đã tổ chức nhiều lớp tập huấn nghiệp vụ cho các thẩm phán Tòa án cấp tỉnh và cấp huyện, đồng thời cũng đã triển khai tổ chức tập huấn kịp thời các văn bản pháp luật mới về Luật HN và GĐ cũng như các văn bản pháp luật về dân sự. Trong công tác xét xử, các cấp Tòa án đã cố gắng bám sát các qui định của BLDS, Luật HN và GĐ và đã chú ý thực hiện các hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao, các ngành hữu quan để vận dụng trong việc giải quyết các vụ án cụ thể. Các hoạt động đó đã giúp cho các Tòa án, đặc biệt đội ngũ thẩm phán ngày càng vững vàng trong công tác. Đây là điều kiện thuận lợi về con người và công tác chuyên môn để chất lượng xét xử của Tòa án các cấp đạt nhiều tiến bộ trong thời gian qua, phản ánh qua thực tế, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng Tòa án các cấp đã có nhiều cố gắng để giải quyết một khối lượng công việc rất lớn năm sau cao hơn năm trước.

Năm

Số vụ án HN&GĐ phải giải quyết theo trình tự sơ

thẩm Số vụ án HN&GĐ đã giải quyết Tỷ lệ (%) 2007 77.561 73,174 94,3 2008 83.856 79.143 94,4 Nguồn: TANDTC.

Một phần của tài liệu Tài sản riêng của vợ chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 63)