Kết luận chương 3

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng thiết kế hoạt động giáo dục cho giáo viên trung học phổ thông tỉnh Bắc Kạn (Trang 100 - 109)

Quá trình xây dựng và thực nghiệm một số biện pháp phát triển kỹ năng thiết kế HĐGD cho GV THPT là quá trình nghiên cứu để tìm ra biện pháp bồi dưỡng phù hợp, khả thi, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biện pháp giáo dục chúng tôi xây dựng đều nhận được sự góp ý và đánh giá cao của các chủ thể khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi.

Những nội dung TNSP và kết quả đạt được của TNSP bước đầu khẳng định các biện pháp lựa chọn để tiến hành TN và các nội dung TN đã giúp cho GV tham gia chương trình TN có sự phát triển về nhận thức, phát triển về kỹ năng thiết kế HĐGD phù hợp với chương trình HĐGD cấp THPT.

Kết quả TN trên đây tuy mới chỉ là ít ỏi song phần nào phản ánh được tác dụng của chương trình TN. Vấn đề này nếu được nghiên cứu đầy đủ và toàn diện hơn chắn chắn sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Hoạt động giáo dục là một bộ phận cấu thành chương trình giáo dục cấp THPT. Cùng với hoạt động dạy học, việc tổ chức hiệu quả các HĐGD sẽ đảm bảo thực hiện mục tiêu hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho HS. Xuất phát từ chương trình giáo dục, để thực hiện tốt mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục, bên cạnh việc hình thành và phát triển năng lực dạy học thì người GV THPT cần không ngừng học tập, phát triển và hoàn thiện về kỹ năng và năng lực giáo dục.

1.2. Kỹ năng thiết kế HĐGD thuộc nhóm kỹ năng giáo dục gồm nhiều kỹ năng bộ phận như kỹ năng đặt tên cho hoạt động, kỹ năng xác định mục tiêu giáo dục của hoạt động, kỹ năng xây dựng nội dung, kỹ năng xác định phương pháp và phương tiện giáo dục, kỹ năng lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động giáo dục; ... kỹ năng trình bày bản thiết kế HĐGD. Trong thực tế, trình độ phát triển kỹ năng thiết kế HĐGD của GV không tự nhiên hình thành, quá trình hình thành và phát triển kỹ năng thiết kế HĐGD của người GV chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài, cần được tiến hành dưới nhiều công đoạn, nhiều bước, quy trình, trong nhiều con đường khác nhau.

1.3. Quá trình nghiên cứu thực tiễn cho thấy, mặc dù về mặt nhận thức, CBQLGD và GV THPT tỉnh Bắc Kạn đã thể hiện được những hiểu biết cơ bản về khái niệm kỹ năng, kỹ năng thiết kế HĐGD, phát triển kỹ năng thiết kế HĐGD; nắm được quy trình và các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành kỹ năng thiết kế HĐGD của GV, GV cũng đã tổ chức được nhiều HĐGD có ý nghĩa để giáo dục HS song trình độ đạt được về kỹ năng thiết kế HĐGD còn nhiều hạn chế.

1.4. Quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn là cơ sở để chúng tôi xây dựng được 4 biện pháp phát triển kỹ năng thiết kế HĐGD cho GV THPT Tỉnh

Bắc Kạn, đó là: Bồi dưỡng tri thức về kỹ năng thiết kế HĐGD cho GV THPT, bồi dưỡng phát triển kỹ năng thực hành – thiết kế HĐGD cho GV, nâng cao năng lực tự học, tự rèn luyện kỹ năng thiết kế HĐGD của GV, phát triển kỹ năng thiết kế HĐGD cho GV thông qua sinh hoạt chuyên môn ở trường THPT.

1.5. Kết quả thực nghiệm cho thấy, các biện pháp được sử dụng trong thực nghiệm đã có tác dụng tích cực trong việc nâng cao nhận thức và phát triển kinh tế thiết kế HĐGD cho GV THPT ở Tỉnh Bắc Kạn; có thể nâng cao hiệu quả bồi dưỡng, phát triển kỹ năng thiết kế HĐGD cho GV điều kiện quán triệt những yêu cầu và điều kiện của từng biện pháp trong quá trình thực hiện.

2. Khuyến nghị

2.1. Với ban Giám hiệu các trường THPT

Căn cứ những yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp GV THPT, cần quan tâm, coi trong thực hiện các HĐGD trong nhà trường bên cạnh việc thực hiện hiệu quả hoạt động dạy học. Từ đó, có kế hoạch xây dựng và tổ chức hiệu quả các HĐGD nói chung, kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ và năng lực tổ chức HĐGD cho GV – từ GV làm công tác Đoàn chuyên trách đến đội ngũ GV làm công tác chủ nhiệm lớp – những người trực tiếp tổ chức các HĐGD HS ở từng lớp học.

Có chính sách và hoạt động cụ thể để khuyến khích GV tích cực, chủ động trong bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp nói chung, năng lực giáo dục và kỹ năng thiết kế HĐGD để tổ chức hiệu quả HĐGD cho HS nói riêng. Coi việc rèn luyện phát triển kỹ năng thiết kế HĐGD như một yêu cầu cần thiết trong rèn luyện năng lực nghề nghiệp của người GV.

Tích cực, chủ động sử dụng nhiều biện pháp phù hợp để phát triển kỹ năng thiết kế HĐGD cho GV: Kiểm tra, duyệt thiết kế trước khi tổ chức hoạt động, Dự hoạt động để đánh giá, rút kinh nghiệm; tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn đề rèn luyện, phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho GV; khuyến khích và ghi nhận sáng tạo của GV trong thiết kế và tổ chức HĐGD.

Trang bị, nâng cấp các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ các HĐGD vì đây là những điều kiện cần thiết để GV dựa vào đó để đổi mới quá trình thiết kế HĐGD cũng như hiện đại hóa quá trình tổ chức HĐGD cho HS.

Cần điều chỉnh về chương trình GD&ĐT: tăng cường các HĐGD, hoạt động xã hội, kết hợp các hoạt động này với hoạt động dạy học, nghiên cứu khoa học để giáo dục nhân cách nghề dạy học cho GV.

Hình thành cho GV tính tích cực, hứng thú và nhu cầu tham gia, tổ chức HĐGD HS; sớm khắc phục một số biểu hiện coi nhẹ HĐGD trong chương trình giáo dục; coi nhẹ việc hình thành và phát triển kỹ năng tổ chức HĐGD nói chung, kỹ năng thiết kế HĐGD nói riêng ở GV; Cần sớm phát hiện những bất cập về nhận thức, kỹ năng sư phạm của GV trong thiết kế và tổ chức HĐGD để tìm cách điều chỉnh, bổ sung kịp thời.

2.2. Với đội ngũ GV trực tiếp tổ chức các HĐGD HS

Đội ngũ cán bộ Đoàn TNTS Hồ Chí Minh, GV chủ nhiệm lớp trong nhà trường là lực lượng chính trong thiết kế và tổ chức các HĐGD HS, cần nhận thức đầy đủ về vị trí và vai trò của mình trong giáo dục HS; nhận thức đúng đắn về sự hình thành và phát triển kỹ năng thiết kế HĐGD trong việc thực hiện hiệu quả HĐGD HS, từ đó tích cực chủ động trong quá trình hoạt động nghề nghiệp; tích cực, chủ động trong việc hình thành và phát triển năng lực tổ chức HĐGD, hình thành và phát triển kỹ năng thiết kế và tổ chức HĐGD HS bằng nhiều biện pháp và con đường phù hợp với điều kiện công tác và điều kiện bản thân.

2.3. Với các cấp QLGD, Viện nghiên cứu sư phạm, Trường Sư phạm, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục

Tăng cường những nghiên cứu và ứng dụng trong đào tạo và bồi dưỡng năng lực sư phạm, năng lực giáo dục, phát triển những kỹ năng chuyên biệt cho GV đang công tác tại các đơn vị trường học nói chung; nghiên cứu phát triển kỹ năng thiết kế và tổ chức HĐGD cho GV nói riêng, có như vậy mới đáp ứng tốt những yêu cầu về trình độ GV tiếp cận sự phát triển của nền giáo dục trong xu thế phát triển hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn như An,(1993), Hệ thống kĩ năng giảng dạy trên lớp và quy trình

rèn luyện kĩ năng đó cho sinh viên Khoa Tâm lý - Giáo dục, Luận án tiến sỹ

Giáo dục học, đại học sư phạm Hà Nội.

2. Nguyễn như An, (1999), Về quy trình rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh

viên sư phạm, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục.

3. Đặng Quốc Bảo, (Số 127/2004), Quan điểm phát triển giáo dục trong

điều kiện kinh tế thị trường và việc vận dụng vào hoàn cảnh Việt Nam,

Thông tin khoa học giáo dục, Hà Nội.

4. Phan Thanh Bình , Cần chuẩn bị tốt kĩ năng cơ bản về dạy học và công tác

chủ nhiệm lớp cho sinh viên sư phạm, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, Số

08/1992.

5. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, (2005), Luật Giáo dục, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, (1994), Biện chứng của tự nhiên, tập 20, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,

7. C.Mác-Ăngghen, (1976), Toàn tập, Nxb Chính trị Mátxcơva, T24, Tr115.

8. Côvaliôv,A.G, (1971), Tâm lý học cá nhân, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 9. Côvaliôv,A.G, (1976), Tâm lý học xã hội, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

10. Hoàng Chúng, (1983), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

11. Phạm Khắc Chương, J.A. Cômenxki Ông tổ của nền sư phạm cận đại, Nxb Giáo dục, (1997)

13. Vũ Ngọc Hải, (Số11(71), 2004), Dịch vụ giáo dục, Tạp chí Phát triển giáo dục. Hà Nội.

14. Heghen, (1970), Toàn tập, Tập 7, Nxb Matxcơva, Tr125.

15. Nguyễn Văn Hộ - Hà Thị Đức,(2002), Giáo dục học đại cương, Nxb Giáo dục.

16. Phạm Minh Hạc (Tổng chủ biên), (1978), Tâm lý học Liên xô, Nxb Tiến bộ. 17. Phạm Minh Hạc, Xu thế phát triển giáo dục về việc phát triển toàn

diện con người.

18. Phạm Minh Hạc, (2001), Về phát triển toàn diện con người thời kỳ

công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính Trị Quốc Gia.

19. Hà Mỹ Hạnh, (2010), Thực hiện chương trình hoạt động giáo dục

ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở tỉnh Tuyên Quang, Luận

văn thạc sỹ .

20. Đặng Vũ Hoạt - Hà Nhật Thăng, (1998), Tổ chức hoạt động giáo dục, Nxb Giáo dục.

21. Đặng Vũ Hoạt (chủ biên), (2003), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

ở trường Trung học cơ sở, Nxb Giáo dục.

22. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt,(1987) Giáo dục học , Nxb Giáo dục.

23. Nguyễn Văn Khôi, (2001), Một số vấn đề cơ bản về lý luận dạy học thực

hành kỹ thuật, Nxb Giáo dục.

24. Lêonchev,A.N, (1989), Hoạt động-ý thức-nhân cách, Nxb Giáo dục.

25. Lưu Xuân Mới , (2000) Lý luận dạy học, Nxb Giáo dục

26. Hồ Chí Minh toàn tập, (1996), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

27. Hồ Chí Minh, (1992), Về giáo dục thanh niên, Nxb Sự thật, Hà Nội. 28. Nguyễn Dục Quang, đổi mới phương pháp tổ chức HĐGDNGLL ở

29. Phạm Hồng Quang, (2007), Nghiên cứu khoa học giáo dục một số vấn

đề lý luận và thực tiễn.

30. Phạm Hồng Quang-Nguyễn Thị Tính, Nghiên cứu các biện pháp nâng cao

năng lực giảng dạy cho giáo viên trung học phổ thông ở khu vực miền núi và vùng dân tộc thiểu số. Đề tài NCKH cấp Bộ, Nghiệm thu năm 2009.

31. Nguyễn Thị Tính-Lê Hồng Sơn, Thực trạng kĩ năng hoạt động xã hội

của sinh viên Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên, Tạp chí Giáo

dục, tháng 2/2008.

32. Hà Nhật Thăng, Lê Tiến Hùng, (1995), Tổ chức hoạt động giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

33. Hà Nhật Thăng, Lê Tiến Hùng,Thực hành tổ chức hoạt động giáo dục (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2002)

34. Hà Nhật Thăng (chủ biên), (2010), Sổ tay công tác chủ nhiêm lớp dành

cho giáo viên Trung học cơ sở, Nxb Giáo dục.

35. Hà Nhật Thăng (chủ biên), (2004), Phương pháp công tác của người giáo

viên chủ nhiệm ở trường Trung học phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia.

36. Hà Nhật Thăng (chủ biên) - Nguyễn Dục Quang, (2000),“Thực hành

tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp”, (sách bồi d ư ỡ n g

t h ư ờ n g xuyên chu kỳ - 2000 cho giáo viên THCS), Nxb Giáo Dục 37. Phạm Thành Khánh, (2010), Tổ chức hoạt động phong trào cho sinh

viên trường CĐSP Thái Bình, Luận văn thạc sỹ.

38. Thái Duy Tuyên, (1998), Những vấn đề cơ bản của giáo dục học hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

39. Hoàng Phê (chủ biên), (2000), Từ điển Tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học.

40. Xavier Roegiers, (1996), Khoa sư phạm tích hợp hay Làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường (bản dịch), Nxb Giáo dục.

41. Lênin V.I, (1968), Bút ký triết học, Nxb Sự thật, Tr189, Hà Nội. 42. Phạm Viết Vượng, Lý luận giáo dục, Dự án đào tạo giáo viên THCS,

Nxb Đại học sư phạm.

43. Phạm Viết Vượng, (1999), Phư ơn g pháp nghiên cứu khoa học giáo

dục, Nxb giáo dục .

44. Từ điển Tiếng Việt, (1997), Nxb Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dùng trưng cầu ý kiến giáo viên)

Để góp phần nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh ở trường THPT, xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về những

vấn đề sau (bằng cách đánh dấu (x) vào ô trống trước ý kiến đồng chí cho là

phù hợp).

Phần 1. Thông tin về người được trưng cầu ý kiến

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng thiết kế hoạt động giáo dục cho giáo viên trung học phổ thông tỉnh Bắc Kạn (Trang 100 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)