Nhận thức của GV, CBQLGD về mục tiêu của HĐGD ở trường THPT

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng thiết kế hoạt động giáo dục cho giáo viên trung học phổ thông tỉnh Bắc Kạn (Trang 55 - 58)

HĐGD và hoạt động dạy học là hai hoạt động cơ bản tạo nên sự thống nhất của chương trình giáo dục ở trường THPT. Hai hoạt động này có mối quan hệ hỗ trợ và tác động qua lại với nhau, tạo nên tính chỉnh thể của quá trình giáo dục toàn diện. Việc nắm vững mục tiêu giáo dục của HĐGD nói chung chi phối định hướng xây dựng các mục tiêu giáo dục của từng hoạt động cụ thể. Xác định đúng mục tiêu giáo dục có vai trò quan trọng đối với nhà giáo dục khi thiết kế nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động. Để có thông tin về vấn đề này, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi 2 dạng câu hỏi mở (phụ lục 1,Tr100) và khảo sát các khách thể. Kết quả khảo sát đối với câu hỏi 2 thể hiện ở bảng 2.2:

Bảng 2.2. Nhận thức của GV về mục tiêu của HĐGD ở trường THPT

Mục tiêu Ý kiến của GV Đồng ý Không

đồng ý

Tri thức

Bổ sung, củng cố và khắc sâu những kiến thức đã học ở trên lớp và có những hiểu biết mới về thế giới xung quanh; vận dụng những tri thức đã học để giải quyết những tình huống do thực tiễn đặt ra.

190/192

98,9%

2/192

1,1%

Kỹ năng

Hướng đến hình thành, phát triển và rèn luyện các kĩ năng cơ bản như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử có văn hóa, kĩ năng hoạt động tập thể, những thói quen tốt trong học tập và lao động, trong các hoạt động xã hội, kỹ năng kiểm tra, đánh giá...

192/192

100% 0

Tạo cho học sinh hứng thú và nhu cầu hoạt động, lòng ham muốn hoạt động.

151/192 78,6%

41/192 21,3% Thái độ Làm cho HS năng động, tích cực, biết tỏ thái độ

đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân; đấu tranh tích cực với những biểu hiện sai trái...

65/192

33,9%

127/192

66,1% Nhận xét bảng 2.2: Nhận thức của GV về mục tiêu HĐGD ở bậc THPT của GV tương đối cao. Cụ thể:

- Về mục tiêu kỹ năng: 100% ý kiến được hỏi đều cho rằng HĐGD cần “Hướng đến hình thành, phát triển và rèn luyện các kĩ năng cơ bản như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử có văn hóa, kĩ năng hoạt động tập thể, những thói quen tốt trong học tập và lao động, trong các hoạt động xã hội, kỹ năng kiểm tra, đánh giá...”;

- Về mục tiêu tri thức: có 190/192 (chiếm 98,9% ) ý kiến GV được hỏi cho rằng HĐGD có tác dụng bổ sung, củng cố và khắc sâu những kiến thức đã học ở trên lớp và giúp HS có những hiểu biết mới về thế giới xung quanh; vận dụng những tri thức đã học để giải quyết những tình huống do thực tiễn đặt ra”;

- Về mục tiêu thái độ: có 151/192 (chiếm 78,6%) GV được hỏi cho rằng thông qua HĐGD, “Tạo cho học sinh hứng thú và nhu cầu hoạt động, lòng ham muốn hoạt động”.

Ngoài ra, 65/192 ý kiến của GV (chiếm 33,9%) còn nhấn mạnh thêm rằng việc tổ chức HĐGD có tác dụng “làm cho HS năng động, tích cực, biết tỏ thái độ đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân; đấu tranh tích cực với những biểu hiện sai trái...”.

Để tham khảo thêm ý kiến của đội ngũ CBQLGD về vai trò của HĐGD trong hình thành nhân cách cho HS, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi 4 (phụ lục 2, tr106). Kết quả khảo sát thu được như sau:

- Có 20/20 ý kiến được hỏi chiếm tỷ lệ 100% CBQL đồng ý cho rằng “HĐGD có vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục HS”.

- Có 13/20 ý kiến được hỏi chiếm tỷ lệ 65% số CBQL đồng ý cho rằng “HĐGD góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục, đạt được mục tiêu giáo dục đề ra trong giai đoạn hiện nay”.

- Có 17/20 ý kiến được hỏi chiếm tỷ lệ 85% CBQL đồng ý cho rằng “tổ chức các HĐGD sẽ hình thành cho HS những kỹ năng cơ bản như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử, kỹ năng hợp tác, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng chia sẻ...”. Nhìn chung, bên cạnh một số lượng nhất định CBQL và GV chưa có nhận thức đúng về ý nghĩa và mục tiêu giáo dục của HĐGD trong việc thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục cấp THPT và vai trò của hoạt động trong việc hình thành, phát triển nhân cách HS THPT thì tỷ lệ khách thể được khảo sát ở cả hai nhóm đều nhận thức tương đối tốt về các vấn đề trên.

2.2.3. Nhận thức của GV, CBQLGD về các kỹ năng thuộc nhóm kỹ năng thiết kế HĐGD

Để nghiên cứu vấn đề này chúng tôi sử dụng câu hỏi 5 và 7 (phụ lục 1, 2

tr101 -107) chúng tôi đưa ra 9 kỹ năng để cán bộ quản lý và GV lựa chọn. Kết quả thể hiện bảng sau:

Bảng 2.3. Nhận thức về các kỹ năng thuộc nhóm kỹ năng thiết kế HĐGD

Cán bộ QL GV

TT Kỹ năng

Có Không Có Không

1 Kỹ năng đặt tên cho hoạt động 20

100%

0 192

100% 0

2 Kỹ năng xác định mục tiêu giáo dục của hoạt động 20 100% 0 192 100% 0 3 Kỹ năng xây dựng nội dung hoạt

động 20 100% 0 192 100% 0

4 Kỹ năng lựa chọn phương pháp và phương tiện tổ chức 20 100% 0 192 100% 0 5 Kỹ năng xác định hình thức tổ chức hoạt động 20 100% 0 192 100% 0 6 Kỹ năng xác định thời gian - địa

điểm tổ chức hoạt động 20 100% 0 192 100% 0

7 Kỹ năng xác định các lực lượng tham gia và phối hợp thực hiện

20

100%

0 192

100% 0 8 Kỹ năng huy động các lực lượng giáo

dục tham gia thiết kế, tổ chức hoạt động 20

100%

0 192

100%

0

9 Kỹ năng trình bày bản thiết kế hoạt động giáo dục 20 100% 0 192 100% 0

Số liệu bảng 2.3 cho thấy 100% cán bộ quản lý và GV đều cho rằng nhóm kỹ năng thiết kế HĐGD phải bao gồm tất cả những kỹ năng trên, không có ý kiến nào bổ sung thêm kỹ năng thuộc nhóm.

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng thiết kế hoạt động giáo dục cho giáo viên trung học phổ thông tỉnh Bắc Kạn (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)