Trình độ kỹ năng thiết kế HĐGD của GV THPT qua phân tích bản

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng thiết kế hoạt động giáo dục cho giáo viên trung học phổ thông tỉnh Bắc Kạn (Trang 69 - 75)

THPT qua đáng giá của CBQLGD đã đạt được mức độ nhất định như: Có 2/40 ý kiến được hỏi (chiếm 20%) cho rằng “Kỹ năng xác định mục tiêu giáo dục của hoạt động; kỹ năng xây dựng nội dung hoạt động; kỹ năng lựa chọn phương pháp và phương tiện tổ chức” đạt trình độ thuần thục; Ở trình độ phối hợp,

“kỹ năng xác định hình thức tổ chức hoạt động” có 6/20 ý kiến chọn (chiếm 30%); “kỹ năng xác định mục tiêu giáo dục của hoạt động; kỹ năng lựa chọn phương pháp và phương tiện tổ chức; Kỹ năng xác định các lực lượng tham gia và phối hợp thực hiện” có 3 ý kiến khẳng định (chiếm 25%). Ở trình độ làm

được thì “kỹ năng xác định các lực lượng tham gia và phối hợp thực hiện; kỹ

năng huy động các lực lượng giáo dục tham gia thiết kế, tổ chức hoạt động” có 5/20 ý kiến chọn (chiếm 25%). Ở trình độ bắt chước vẫn còn ở một số GV như: “kỹ năng huy động các lực lượng giáo dục tham gia thiết kế, tổ chức hoạt động; Kỹ năng xác định thời gian - địa điểm tổ chức hoạt động” có 4/20 ý kiến chọn (chiếm 20%).

Kết hợp phương pháp phỏng vấn CBQL, chúng tôi nhận thấy trong quá trình tổ chức và triển khai HĐGD HS, CBQLGD thường xuyên kiểm tra bản thiết kế hoạt động của GV trước khi tổ chức, CBQL đánh giá GV có thâm niên công tác và làm công tác chủ nhiệm lâu năm, trình độ kỹ năng nói chung và kỹ năng thiết kế HĐGD nói riêng thường cao hơn so với GV trẻ mới vào nghề chưa có nhiều kinh nghiệm; Những GV hay tham gia và tổ chức các HĐGD có tính chất bề nổi như: Hoạt động Đoàn, hoạt động văn nghệ, hoạt động thể dục thể thao... có nhiều kinh nghiệm vì vậy mà kỹ năng của họ đạt trình độ cao hơn so với những GV ít tham gia và tổ chức những hoạt động này cho HS. Chúng tôi cho rằng những đánh giá trên của CBQLGD là có cơ sở lý luận và thực tiễn.

2.3.4. Trình độ kỹ năng thiết kế HĐGD của GV THPT qua phân tích bản thiết kế HĐGD thiết kế HĐGD

Để đánh giá chính xác và khách quan về trình độ đạt được của các kỹ năng thuộc nhóm kỹ năng thiết kế HĐGD của GV, chúng tôi sử dụng phương

pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm. Trên cơ sở thu thập và phân tích 40 bản thiết kế HĐGD do GV thiết kế - trong đó có 10 bản thiết kế để tổ chức cho HS trên quy mô toàn trường, 30 bản thiết kế để tổ chức cho HS trên quy mô lớp do GV làm phụ trách Công tác Đoàn và GV chủ nhiệm thực hiện trong năm học 2010-2011, đối chiếu với hệ thống kỹ năng cần hình thành và các tiêu chí, mức độ đạt được. Những thông tin cơ bản được chúng tôi thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.10. Đánh giá trình độ kỹ năng thiết kế HĐGD của GV

Trình độ kỹ năng đạt được Stt Kỹ năng Thuần thục Phối hợp Chính xác Làm được Bắt chước 1 Kỹ năng đặt tên cho hoạt

động 0 4/40 10% 30/40 75% 6/40 15 % 0 2 Kỹ năng xác định mục tiêu giáo dục của hoạt động

0 6/40 15% 27/40 67,5% 7/40 17,5% 0

3 Kỹ năng xây dựng nội dung hoạt động 0 4/40 10% 25/40 62,5% 11/40 27,5% 0

4 Kỹ năng lựa chọn phương pháp và phương tiện tổ chức hoạt động 0 0 26/40 65% 9/40 22,5% 5/40 12,5% 5 Kỹ năng xác định hình thức tổ chức hoạt động 0 4/40 10% 29/40 72,5% 4/40 10% 3/40 7,5% 6 Kỹ năng xác định thời gian

- địa điểm tổ chức hoạt động 0 7/40 17,5% 30/40 75% 3/40 7,5% 0 7 Kỹ năng xác định các lực lượng tham gia và tổ chức hoạt động 0 0 21/40 52,5% 13/40 32,5 % 6/40 15% 8 Kỹ năng phối hợp các lực lượng giáo dục tham gia thiết kế hoạt động 0 0 16/40 40% 13/40 32,5% 11/40 27,5%

9 Kỹ năng trình bày bản thiết kế hoạt động giáo dục 0 5/40 12,5% 24/40 60% 5/40 12,5 % 5/40 12,5

Phân tích bảng 2.10:

2.3.4.1. Kỹ năng đặt tên cho hoạt động

Đánh giá kỹ năng đặt tên cho hoạt động qua mẫu thiết kế phần lớn GV đạt mức độ “chính xác” có 30/40 (chiếm 75%). Trong năm học các HĐGD theo chủ điểm diễn ra từng tháng đã có sự hướng dẫn cách đặt tên gọi cho hoạt động. GV dựa vào đó lựa chọn tên của hoạt động gắn liên vói nội dung sao cho hợp lý. Cách đặt tên chưa có sự sáng tạo, chỉ là sự chắp ghép một cách máy móc. Ngoài ra, với các HĐGD khác cách đặt tên cho HĐGD của GV chưa sát với nội dung, tên của hoạt động không có sự thu hút HS, tên của hoạt động thể hiện qua bản thiết kế chỉ là sự sao chép. Vì vậy, mức độ “làm được” 6/40 (chiếm 15%); mức độ “phối hợp” 4/40 (chiếm 10%). Như vậy, dựa vào trình độ đánh giá của kỹ năng, kỹ năng đặt tên cho hoạt động của GV chỉ đạt mức độ trung bình đạt chuẩn quy định.

2.3.4.2. Kỹ năng xác định mục tiêu hoạt động

Qua mẫu thiết kế, kỹ năng xác định mục tiêu cho HĐGD cũng đạt mức độ “chính xác” tương đối cao với tỷ lệ 27/40 (chiếm 67,5%), những HĐGD thiết kế theo chủ điểm giáo dục gắn với các HĐGD ngoài giờ lên lớp theo chương trình giáo dục được Bộ GD&ĐT ban hành về cơ bản các mục tiêu hoạt động được GV xác định tương đối cụ thể. Bên cạch đó, cách xác định mục tiêu cho các hoạt động không có trong Hướng dẫn thực hiện chương trình HĐGD ở một số thiết kế, GV chưa xác định chính xác và cụ thể các mục tiêu cần đạt, chưa sát với yêu cầu cần đạt và thực tiễn, mang tính đối phó, hình thức; mức độ “làm được” 7/40 (chiếm 17,5%). Với kỹ năng này trình độ kỹ năng của GV mức độ đạt chuẩn trung bình, ngoài ra mức độ dưới chuẩn vẫn còn ở một số GV.

2.3.4.3. Kỹ năng xây dựng nội dung hoạt động

Đây là kỹ năng quan trọng trong nhóm kỹ năng thiết kế HĐGD, khảo sát 40 thiết kế, chúng tôi đánh giá trình độ kỹ năng này như sau: mức độ

“chính xác” 25/40 (chiếm 62,5%); mức độ “làm được” 11/40 (chiếm 27,5%); mức độ “phối hợp” 4/40 (chiếm 10%). Đây là một kỹ năng khó đối với GV chưa có kinh nghiệm. Tuy nhiên, với HĐGD chủ điểm theo từng tháng nội dung đã có gợi ý sẵn, GV dựa vào điều kiện thực tế của nhà trường xây dựng nội dung sao cho đạt hiệu quả. Những hoạt động không nằm trong khuôn khổ trên, GV xây dựng nội dung chưa phong phú, trên thực tế một số GV chưa biết cách xây dựng nội dung. Ví dụ: thiết kế nội dung các hội thi, các buổi tọa đàm, giao lưu... Theo chúng tôi đánh giá, kỹ năng xây dựng nội dung hoạt động đạt trình độ trung bình thấp.

2.3.3.4. Kỹ năng lựa chọn phương pháp và phương tiện tổ chức hoạt động Phân tích 40 bản thiết kế HĐGD cho thấy trình độ kỹ năng lựa chọn phương pháp, phương tiện tổ chức hoạt động của GV ở mức độ “chính xác” 26/40 (chiếm 65%); mức độ “bắt chước” 5/40 (chiếm 12,5%) chưa có bản thiết kế nào đạt ở mức độ “phối hợp”. Một số GV chưa biết lựa chọn phương pháp và phương tiện phù hợp với nội dung hoạt động và điều kiện hiện có của nhà trường, sao chép nguyên bản những bản thiết kế mẫu từ các trường khác. Đây cũng là điểm hạn chế trong quá trình thiết kế hoạt động. Với cách thiết kế như vậy thể hiện GV mới đạt ở mức độ “bắt chước” - trình độ này của GV chưa đạt đến trình độ trung bình, chuẩn thấp.

2.3.3.5. Kỹ năng xác định hình thức tổ chức hoạt động

Với kỹ năng này qua khảo sát chúng tôi đánh giá GV đã đạt mức độ nhất định như mức độ “chuẩn xác” 29/40 (chiếm 72,5%) đây là trình độ đạt chuẩn. Dựa vào những gợi ý của các HĐGD theo chủ điểm năm học GV đã biết lựa chọn hình thức hoạt động gắn với điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương. Những hình thức như; thảo luận, tọa đàm, hội thi... đây là những hình thức thu hút đông đảo HS tham gia. Tuy nhiên, ở một số GV kỹ năng này vẫn chưa đạt mức độ chuẩn quy định mức độ “làm được” 3/40 (chiếm 7,5%) bản

mẫu thiết kế nội dung và hình thức chưa có sự gắn kết, hình thức thể hiện mang tính chất mô phỏng chưa có nội dung cụ thể. Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn đánh giá cao trình độ kỹ năng này của GV.

2.3.3.6. Kỹ năng xác định thời gian - địa điểm tổ chức hoạt động

Đây là kỹ năng được đánh giá mức độ “phối hợp” cao nhất với 7/40 thiết kế thể hiện được (chiếm 17,5%); mức độ “làm được” thấp nhất 3/40 (chiếm 7,5%). Với hoạt động đã có sự hướng dẫn GV chỉ lựa chọn thời gian - địa điểm phù hợp với nội dung hoạt động và điều kiện của nhà trường. Các HĐGD không gắn với chủ điểm HĐGDNGLL GV đã biết cách lựa chọn thời gian phù hợp như; vào những ngày lễ của trường của địa phương, những thời điểm diễn ra sự kiện thời sự quan trọng... Nhìn chung, chúng tôi đánh giá kỹ năng này đạt chuẩn quy định.

2.3.3.7. Kỹ năng xác định lực lượng tham gia và phối hợp thực hiện hoạt động Việc xác định đúng đắn các lực lượng tham gia và phối hợp thực hiện trong tổ chức HĐGD cho HS là yếu tố cho thấy GV đã quan tâm đến tính hiệu quả của hoạt động hay không trên cơ sở huy động nhiều nguồn lực từ phía trong và ngoài nhà trường. Trong thực tiễn, nếu biết xác định đúng các lực lượng tham gia và phối hợp để thực hiện quá trình phối hợp thống nhất là điều kiện cần thiết để tạo nên sự thành công của hoạt động. Phân tích các bản thiết kế của GV, chúng tôi nhận thấy: trình độ kỹ năng đạt ở mức độ “chính xác” có 21/40 bản thiết kế thể hiện được (chiếm 52,5%) trong 9 kỹ năng đây là kỹ năng đạt mức độ “chính xác” thấp nhất, mức độ “bắt chước” chiếm tỷ lệ cao nhất 6/40 (chiếm 15%). Qua số liệu trên cho thấy phần lớn GV chưa xác định được lực lượng tham gia phối hợp thực hiện trong các hoạt động, từ quy mô tổ chức cho HS ở từng lớp học cho đến cấp trường. Để HĐGD có chất lượng và đạt hiệu quả thì kỹ năng này có vai trò quan trọng. Đây là kỹ năng có tỷ lệ thấp nhất chưa đạt trình độ chuẩn.

2.3.3.8. Kỹ năng phối hợp các lực lượng giáo dục tham gia thiết kế hoạt động Số liệu khảo sát được chúng tôi đánh giá như sau: mức độ “chính xác” 16/40 (chiếm 40%); mức độ “làm được” 13/40 (chiếm 32,5%); mức độ “bắt chước” 11/40 (chiếm 27,5%). Đây là kỹ năng khó đòi hỏi GV phải có kinh nghiệm, trình độ trong liên kết các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để bàn bạc, xây dựng kế hoạch tổ chức HĐGD HS. Qua phân tích bản thiết kế và trao đổi với một số GV, phần lớn các hoạt động được GV tự thiết kế trên cơ sở kinh nghiệm của bản thân và sao chép các mô hình tổ chức hoạt động giáo dục từ các nguồn thông tin, thậm chí, nhiều hoạt động được tổ chức cho HS trên quy mô toàn trường thì tính phối hợp, bàn bạc trong thiết kế cũng không được thể hiện rõ, nếu có chủ yếu trong mối quan hệ giữa GV và Ban Giám hiệu với tính chất là GV chủ động thiết kế sau đó Ban Giám hiệu xem xét và phê duyệt. Không có sự trao đổi, bàn bạc giữa GV và các lực lượng giáo dục khác, nhất là các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường. Vì vậy, chúng tôi đánh giá kỹ năng này ở trình độ trung bình thấp, chưa đạt chuẩn quy định. 2.3.3.9. Kỹ năng trình bày bản thiết kế hoạt động

Đánh giá kỹ năng trình bày bản thiết kế hoạt động qua mẫu thiết kế chúng tôi nhận thấy phần lớn GV đã biết cách trình bày, nội dung các bước hợp lôgic và tiến trình của hoạt động. Ở mức độ “chính xác” có 24/40 thiết kế thể hiện được (chiếm 60%); mức độ “phối hợp” 5/40 thiết kế thể hiện được (chiếm 12,5%). Các HĐGD gắn với HĐGDNGLL đã có hướng dẫn cụ thể GV đã lựa chọn và trình bày khoa học hợp lý. Bên cạnh đó, một số bản mẫu thiết kế thiếu lôgic, mang tính hình thức, chép nguyên bản thiết kế của GV khác, mức độ “bắt chước” có 5/40 thiết kế thể hiện (chiếm 12,5%). Chúng tôi đánh giá kỹ năng trình bày bản thiết kế hoạt động đạt chuẩn quy định.

Đánh giá chung: Trong 9 kỹ năng đưa ra làm căn cứ khảo sát và đánh giá, qua phân tích các bản thiết kế hoạt động của GV, các kỹ năng thiết kế

HĐGD đã được hình thành ở GV, so sánh với tự đánh giá của GV và đánh giá của CBQL thì thực trạng kỹ năng thể hiện trình độ đồng đều nhất ở mức làm

được và chính xác. Trong đó, các kỹ năng đạt mức độ chính xác với tỷ lệ cao

là “kỹ năng xác định thời gian và địa điểm tổ chức hoạt động”, “kỹ năng xác định hình thức tổ chức”, “kỹ năng đặt tên cho hoạt động”; các kỹ năng “xác định mục tiêu giáo dục của hoạt động”; “kỹ năng xây dựng nội dung hoạt động”; “kỹ năng xác định phương pháp, phương tiện tổ chức hoạt động” đạt trình độ chính xác với tỷ lệ thấp hơn. Ở trình độ thuần thục, chưa có kỹ năng nào đạt được; ở trình độ phối hợp, chỉ có 6/9 kỹ năng có biểu hiện song với tỷ lệ rất thấp, chỉ từ 10% đến 17,5%.

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng thiết kế hoạt động giáo dục cho giáo viên trung học phổ thông tỉnh Bắc Kạn (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)