3.4.1.1. Mục đích thực nghiệm: Khẳng định ý nghĩa lý luận và thực tiễn của một số biện pháp phát triển kỹ năng thiết kế HĐGD cho GV THPT trong việc nâng cao nhận thức, thái độ, kỹ năng (chủ yếu đo về mặt kỹ năng) của GV. Những thông tin thu được trong TN là cơ sở thực tiễn để kiểm định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học trong nghiên cứu.
3.4.1.2. Nội dung thực nghiệm: Nội dung TN gồm hai phương diện: a. Kiến thức về phát triển kỹ năng thiết kế HĐGD cho GV THPT:
a1. Một số vấn đề cơ bản về HĐGD ở trường THPT gồm: khái niệm HĐGD, vị trí, vai trò của HĐGD trong chương trình giáo dục cấp THPT; ý nghĩa của HĐGD trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục cấp THPT; mục tiêu, nội dung, phương pháp và phương tiện, hình thức tổ chức HĐGD, vai trò của GV và HS trong tổ chức HĐGD ở trường THPT.
a2. Một số vấn đề cơ bản về kỹ năng thiết kế HĐGD: khái niệm kỹ năng, kỹ năng thiết kế HĐGD; Vị trí, vai trò của kỹ năng thiết kế đối với việc tổ chức hiệu quả HĐGD HS; các kỹ năng thành phần thuộc nhóm kỹ năng thiết kế HĐGD của người GV THPT: tên kỹ năng, ý nghĩa của kỹ năng, cách thực hiện kỹ năng,
a3. Một số vấn đề cơ bản về phát triển kỹ năng thiết kế HĐGD cho GV THPT: các mức độ hình thành và phát triển kỹ năng thiết kế HĐGD, quy trình hình thành và phát triển kỹ năng thiết kế HĐGD ở người GV; yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển kỹ năng thiết kế HĐGD của GV THPT.
b. Các biện pháp được lựa chọn để TN
b1. Bồi dưỡng kiến thức về phát triển kỹ năng thiết kế HĐGD cho CBQLGD và GV
b2. Bồi dưỡng phát triển kỹ năng thực hành - thiết kế HĐGD cho GV 3.4.1.3.Cách thức thực nghiệm
a. Giai đoạn 1: Chuẩn bị thực nghiệm
Bước 1. Biên soạn tài liệu và thiết kế hoạt động HĐGD để TN Bước 2. Lựa chọn mẫu thực nghiệm và đối chứng
TN các biện pháp được tiến hành trên 20 GV thuộc Trường THPT Bắc Kạn Tỉnh Bắc Kạn. Lớp TN gồm 10 GV, lớp ĐC gồm 10 GV. GV ở lớp TN và lớp ĐC đảm bảo các điều kiện như nhau về: Mức độ nhận thức về HĐGD, kỹ năng thiết kế HĐGD, phát triển kỹ năng thiết kế HĐGD và mức độ kĩ năng thiết kế HĐGD; trình độ chuyên môn nói chung, số năm công tác, đều là GV đang làm công tác chủ nhiệm lớp; Cơ sở vật chất, các phương tiện tổ chức hoạt động và nguồn tài liệu; Tập huấn viên là người có kinh nghiệm trong thiết kế và tổ chức HĐGD ở trường phổ thông, có hiểu biết về đặc trưng của công tác giáo dục miền núi.
Bước 3. Chọn và bồi dưỡng Tập huấn viên thực nghiệm
- Yêu cầu lựa chọn Tập huấn viên thực nghiệm: là GV có kinh nghiệm trong thiết kế và tổ chức HĐGD cho HS ở trường THPT, có hiểu biết về đặc
trưng của công tác giáo dục THPT ở miền núi; có thể độc lập thực hiện các biện pháp tác động này.
- Bồi dưỡng Tập huấn viên tổ chức TN các nội dung: Thống nhất mục đích, nhiệm vụ, nội dung TN; Thống nhất biện pháp tổ chức TN, cách thức tiến hành; Thống nhất kế hoạch TN (thời gian, nội dung tổ chức hoạt động, cách thức kiểm tra, đánh giá), chuẩn bị phương tiện cần thiết cho TN.
b. Giai đoạn 2: Triển khai thực nghiệm
Bước 1. Kiểm tra sự chuẩn bị các điều kiện cho quá trình TN (Tài liệu, hoạt động mẫu, cơ sở vật chất, phương tiện, tình hình lớp TN);
Bước 2. Tiến hành thực nghiệm
+ Đối với lớp TN: Tập huấn viên tổ chức quá trình phát triển kỹ năng thiết kế HĐGD cho GV theo phương án thực nghiệm: Tạo môi trường hoạt động cho GV; cung cấp tài liệu cho GV; tổ chức quá trình tập luyện phát triển kỹ năng. Trong quá trình phát triển kỹ năng thiết kế HĐGD cho GV theo phương án TN, chúng tôi trực tiếp dự hoạt động để khảo sát, đánh giá, so sánh kết quả nhận thức, hành vi của GV trước và sau TN.
- Thời gian TN: TN được tiến hành trong 2 tuần: từ ngày 16 đến 30 tháng 3 năm 2012.
+ Đối với lớp ĐC: Phát tài liệu để GV tự nghiên cứu, giới thiệu nguồn tài liệu tham khảo, định hướng các mục tiêu kiến thức và kỹ năng cần đạt; hướng dẫn GV cách thức tự bồi dưỡng để phát triển kỹ năng thiết kế HĐGD, sau thời gian 2 tuần, chúng tôi tiến hành đo kết qủa, lấy đó làm cơ sở so sánh với kết quả của lớp TN.
+ Đối với lớp TN:
- Phát tài liệu, giới thiệu nguồn tài liệu tham khảo, định hướng các mục tiêu kiến thức và kỹ năng cần đạt; hướng dẫn GV cách thức tiếp cận tài liệu và nắm vững kiến thức;
- Tổ chức quá trình bồi dưỡng nhằm phát triển kỹ năng thực hành thiết kế HĐGD cho GV.
Bước 3. Kiểm tra, đánh giá kết quả TN: Đánh giá kết quả nhận thức của GV; Đánh giá các trình độ kỹ năng thiết kế đạt được ở cả hai lớp TN và ĐC, đánh giá một số chỉ tiêu hỗ trợ nhằm bổ sung những thông tin cần thiết để khẳng định kết quả TN.
3.4.1.4. Xử lý kết quả thực nghiệm
Bước 1. Xây dựng tiêu chí và thang đánh giá
* Đánh giá nhận thức của GV thông qua chỉ tiêu định lượng, định tính
+ Định lượng: Căn cứ vào mức độ yêu cầu về nhận thức của GV đối với các nội dung TN, chúng tôi đánh giá bài kiểm tra của GV theo thang điểm 10 bậc với 04 mức độ như sau:
Điểm giỏi: 9 - 10 điểm: Nắm được nội dung ở mức độ cao, có liên hệ với bản thân (Trình bày đầy đủ, chính xác các ý cơ bản của tài liệu; Lập luận rõ ràng,
thể hiện được tính độc lập, sáng tạo của cá nhân trong quá trình lĩnh hội tri thức và kĩ năng; Trình bày, sắp xếp nội dung đảm bảo tính khoa học, lô gíc chặt chẽ; Câu văn lưu loát, mạch lạc; Có liên hệ với bản thân tốt).
Điểm khá: 7 - 8 điểm: Nắm được nội dung ở mức độ tương đối tốt (Hiểu
nội dung tri thức thể hiện trong tài liệu, trình bày tương đối đầy đủ, chính xác các ý cơ bản trong tài liệu; Lập luận tương đối rõ ràng, thể hiện được tính độc lập của cá nhân trong quá trình nghiên cứu; Hình thức trình bày sáng sủa, câu văn đúng ngữ pháp).
Điểm trung bình: 5 - 6 điểm: Nắm tài liệu nông cạn, hời hợt, không chắc
(Hiểu nội dung tài liệu nhưng trình bày không đầy đủ, không chính xác; Lập luận thiếu tính chặt chẽ, lôgíc, nặng về sao chép; còn sai sót về lỗi diễn đạt và lỗi chính tả; Không thể hiện được quan điểm của bản thân, không biết liên hệ bản thân).
Điểm yếu, kém: 0 - 4 điểm: Trình bày thiếu nhiều nội dung cơ bản của tài liệu, tỏ ra không nắm được nội dung của tài liệu, ghi nhớ theo ý hiểu còn hạn chế.
+ Định tính: Đánh giá chất lượng của việc nắm tri thức và kĩ năng của SV. Trong đó, chủ yếu đánh giá khả năng thực hiện các thao tác của tư duy và khả năng vận dụng tri thức của GV, với 4 mức độ đánh giá từ thấp đến cao như sau:
Mức độ 1. Ghi nhớ (Tái hiện lại tài liệu một cách máy móc theo nguyên
mẫu; không có khả năng khái quát hoá, hệ thống và vận dụng tri thức; không thể hiện được tính độc lập của cá nhân trong tiếp cận tài liệu và hoạt động).
Mức độ 2. Hiểu (Nhớ và tái hiện được các ý cơ bản của tài liệu một cách
có chủ định; Có thể trình bày các luận điểm của nội dung tài liệu bằng cách riêng; Thể hiện được tính độc lập của cá nhân nhưng chưa thể hiện rõ khả năng khái quát, hệ thống hoá và vận dụng tri thức).
Mức độ 3. Vận dụng (Nắm vững được nội dung tài liệu, thể hiện được
tính độc lập tương đối cao của cá nhân; Có khả năng khái quát, hệ thống hoá tri thức, vận dụng tri thức trong những hoàn cảnh, tình huống khác nhau; Có khả năng giải quyết được những vấn đề của thực tiễn liên quan đến nội dung tài liệu).
Mức độ 4. Sáng tạo (Có khả năng sử dụng một số thông tin mà không
nhất thiết hiểu toàn bộ hàm ý và mối liên quan của chúng. Vận dụng tri thức sáng tạo theo những phương án mới, độc đáo).
* Đánh giá sự phát triển kỹ năng của GV
- Căn cứ vào chương trình HĐGD ở trường THPT, chúng tôi yêu cầu GV tự chọn 01 HĐGD theo chủ điểm thiết kế để tổ chức cho HS thực hiện trong thời gian 90 phút – phạm vi tổ chức là một lớp học; các GV thiết kế độc lập trong thời gian 180 phút chuẩn bị, chúng tôi thu bản thiết kế và đánh giá trình độ kỹ năng hiện có.
- Sử dụng thang đánh giá trình độ kỹ năng thiết kế HĐGD mà đề tài đã xây dựng ở chương 1 để đánh giá trình độ kỹ năng hiện có của GV, việc đánh giá trình độ phát triển kỹ năng thiết kế HĐGD của GV theo 5 trình độ sau:
Trình độ Biểu hiện Tiêu chí để đánh giá
1. Bắt chước Quan sát và làm
rập khuôn được
Khi tri giác trực tiếp quá trình thể hiện các kỹ năng của tập huấn viên, GV bắt chước và làm theo được một cách rập khuôn, máy móc; sự gắn kết giữa tri thức và kỹ năng chưa đạt tính thống nhất, chưa có sự liên hệ chủ động ở phía GV về mối quan hệ giữa tri thức hình thành được và kỹ năng cần hình thành vì vậy, nếu có thay đổi chủ đề hoạt động thì GV không thiết kế được hoạt động.
2. Làm được Biết cách làm và
tự làm được.
Khi tri giác trực tiếp hoặc gián tiếp quá trình thể hiện các kỹ năng của tập huấn viên, GV tái hiện, bắt chước làm theo được về trình tự các thao tác. GV đã thiết lập được mối quan hệ thống nhất giữa tri thức cơ sở và sự hình thành kỹ năng. Nếu có sự thay đổi chủ đề hoạt động thì GV bước đầu cũng thiết kế được hoạt động, hoàn thành được công việc song ở mức độ chuẩn thấp, nếu có sai sót thì đó là sai sót nhỏ.
3. Chính xác Thực hiện một
cách chính xác
Thực hiện các kỹ năng thiết kế HĐGD theo sự hợp lý, chính xác về trình tự các thao tác, hoàn thành được công việc không có sai sót về kỹ năng, đạt chuẩn quy định.
4. Phối hợp Thực hiện một
cách chính xác công việc và có phần sáng tạo.
Hoàn thành được các kỹ năng thiết kế HĐGD đạt chuẩn. Bản thiết kế có tính khả thi khi tổ chức hoạt động
5. Thuần thục Thực hiện công
việc chính xác với tốc độ cao, thuần thục.
Hoàn thành được các kỹ năng thiết kế HĐGD một cách thuần thục, tiết kiệm được thời gian thực hiện, đảm bảo tính chính xác, linh hoạt, sáng tạo và đạt vượt chuẩn. Bản thiết kế có tính khả thi cao và có thể mang lại chất lượng cao khi tổ chức hoạt động.
Bước 2. Xử lý kết quả thực nghiệm
Về mặt định lượng: Sử dụng phương pháp toán học để đo các thông số sau: - Tỷ lệ %: Sử dụng để phân loại kết quả nhận thức, kỹ năng của GV làm cơ sở so sánh kết quả nhận thức và kỹ năng của GV trước và sau TN;
- Giá trị trung bình X: Đặc trưng cho sự tập trung của số liệu nhằm so sánh mức nhận thức trung bình của GV trước và sau TN. X được tính theo công thức:
n
X Xini
Trong đó: Xi là trị số điểm trung bình; n là số GV tham gia TN; ni là tần số các giá trị của Xi.
Về mặt định tính: Qua phân tích bản thiết kế hoạt động của GV, dự hoạt
động, phỏng vấn tập huấn viên tham gia TN để đánh giá theo các mức độ và chỉ số đã xác định.
3.3.2.2. Phân tích kết quả thực nghiệm a. Phân tích định lượng
a1. Phân tích kết quả trước thực nghiệm a1.1. Về kiến thức
Trước khi tác động SP theo mục đích TN, chúng tôi khảo sát trình độ ban đầu của GV nhóm TN và ĐC bằng phiếu hỏi thể hiện ở phụ lục 4, (tr112) Sau khi xử lý, số liệu được thống kê ở bảng 3.2
Bảng 3.2. Nhận thức của GV trước thực nghiệm Mức độ
Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
X
TN (10) 0 0 4 40 6 60 0 0 6,3
Số liệu ở bảng 3.2 cho thấy, nhận thức của GV trước TN về các vấn đề được hỏi đồng đều. Ở cả hai lớp TN và ĐC không có GV nào đạt mức giỏi, khả năng nhận thức tập trung nhiều nhất ở mức trung bình với 60% GV ở cả hai lớp TN và ĐC; có 40% GV nhận thức ở mức khá, không có GV nào nhận thức ở mức yếu. Giá trị trung bình ở cả hai lớp là 6,3 điểm. Chúng tôi sử dụng kết quả này làm căn cứ tiến hành TNSP để đánh giá giá trị biện pháp 1 mà luận văn đã chọn để TN.
a1.2. Về kỹ năng
Qua phân tích 20 bản thiết kế ở hai lớp TN và ĐC, sử dụng thang đánh giá các trình độ hình thành kỹ năng, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.3:
Bảng 3.3. Trình độ kỹ năng thiết kế HĐGD của GV trước TN Trình độ kỹ năng đạt được
Thuần thục Phối hợp Chính xác Làm được Bắt chước Khối
–
Lớp SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
TN 0 0 0 0 2 20% 4 40% 4 40%
ĐC 0 0 0 0 1 10% 5 50% 4 40%
Số liệu ở bảng 3.3 cho thấy, kỹ năng của GV trước TN tương đối đồng đều. Ở cả hai lớp TN và ĐC không có GV nào đạt mức thuần thục và mức phối hợp; trình độ kỹ năng tập trung nhiều nhất ở mức làm được – đối với lớp TN, tỷ lệ GV đạt 40%; lớp ĐC, tỷ lệ ở mức này đạt 50%; số lượng GV có trình độ ở mức thấp nhất – bắt chước ở cả hai lớp là 4 GV – chiếm 40%. Ở trình độ chính xác, lớp TN có 2 GV đạt, lớp ĐC có 1 GV đạt. Chúng tôi sử dụng kết quả này làm căn cứ tiến hành TNSP để đánh giá giá trị biện pháp 2 mà luận văn đã chọn để TN.
a2. Phân tích kết quả sau thực nghiệm a2.1. Về kiến thức
Bảng 3.4. Kết quả nhận thức của GV sau thực nghiệm Mức độ
Giỏi Khá Trung bình Yếu – kém Khối lớp
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% X
TN (10) 3 30 5 50 2 20 0 0 7,7
ĐC (10) 0 0 5 50 5 50 0 0 6,5
Số liệu ở bảng 3.4 thể hiện nhận thức của GV về các nội dung ở lớp TN tăng lên rõ rệt so với trước TN và so với lớp ĐC. Cụ thể: Tỷ lệ GV nhận thức ở mức trung bình giảm 40% - giảm từ 60% xuống còn 20% ở lớp TN; từ 60% giảm xuống 50% ở lớp ĐC. Số lượng GV có mức độ nhận thức khá và giỏi tăng cao. Lớp TN, tỷ lệ GV nhận thức ở mức khá tăng từ 40% trước TN lên 50% sau TN; lớp ĐC, mức độ này cũng có biến tăng (10%). Trước TN ở cả hai lớp không có GV nào đạt mức giỏi thì sau TN, tỷ lệ GV lớp TN đạt giỏi là 30%.
Giá trị trung bình X, điểm XTN = 7,7 cao hơn XĐC = 6,5
Bảng 3.5. So sánh chênh lệch về nhận thức của giáo viên trước và sau thực nghiệm
Mức độ - Số % chênh lệch (-; +) về nhận thức của GV sau TN so với trước TN
Khối lớp
Giỏi Khá Trung
bình Yếu - kém X
TN (96) + 30 + 10 - 40 + 1,4
ĐC (92) + 10 - 10 + 0,2
Kết quả so sánh trên cho thấy: Có sự chênh lệch khá lớn giữa tỷ lệ GV khá, giỏi ở lớp TN trước và sau TN. Trong đó, tỷ lệ GV đạt loại khá cao hơn