Kế toán các khoản dự phòng phải thu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác hạch toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại công ty cổ phần nước khoáng khánh hòa (Trang 98 - 100)

Là số tiền dự phòng cho các khoản nợ phải thu khách hàng, phải thu khác và tạm ứng. Các khoản nợ này từ trên 1 năm đến 3 năm, mức trích lập dự phòng từ 50% đến 100% tổng số tiền khách hàng nợ. Được thực hiện theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20/03/2006 do Bộ tài chính ban hành.

87

2.4.3.1 Chứng từ, sổ sách:

Chứng từ:

- Biên bảng công nợ cần trích lập

Sổ sách:

-Sổ chi tiết chi phí bán hàng, dự phòng phải thu (phụ lục 2.2)

-Sổ cái chi phí bán hàng, dự phòng phải thu (phụ lục 2.3)

2.4.3.2 Tài khoản sử dụng:

139_Dự phòng phải thu

642_Chi phí quản lý doanh nghiệp

2.4.3.3 Trình tự luân chuyển chứng từ:

88

Giải thích:

Khi có nợ quá hạn hay xuất hiện những trường hợp khách hàng không có khả năng thanh toán cần phải lập dự phòng, phòng tiêu thụ tiến hành thành lập ban xử lý công nợ (giám đốc, kế toán trưởng, phòng tiêu thụ, người quản lý công nợ), ban này tiến hành họp bàn và đưa ra quyết định các khoản cần trích lập dự phòng, lập biên bảng công nợ còn trích lập rồi chuyển cho kế toán trưởng và giám đốc ký duyệt. Sau đó chuyển cho kế toán tổng hợp để làm căn cứ nhập liệu vào phần mềm kế toán, in ra chứng từ ghi sổ, sổ cái dự phòng, chi phí quản lý và báo cáo tài chinh, sau đó toàn bộ chứng từ được lưu tại đây theo số.

2.4.3.4 Định khoản kế toán:

Căn cứ vào GS000115 ngày 31/12,trích dự phòng nợ khó đòi:

Nợ 6426: 262.894.474

Có 139: 262.894.474

2.4.3.5 Sơ đồ chữ T:

2.4.3.6 Nhận xét: Doanh nghiệp đã thực hiện đúng quy tắc lập dự phòng, nhìn chung doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa đến khả năng thu hồi nợ và đặc biệt quan tâm đến chính sách bán chịu để giảm được những khoản nợ khó đòi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác hạch toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại công ty cổ phần nước khoáng khánh hòa (Trang 98 - 100)