2.1.4.1 Nhân tố vĩ mô:
Kinh tế xã hội:Yếu tố văn hóa có tầm ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Với cơ cấu dân số đông, nhu cầu người dân CÔNG TY CP NƯỚC KHOÁNG
KHÁNH HÒA Bộ phận kho Đội vận chuyển Phân xưởng I Phân xưởng II Phân xưởng III Bộ phận kỹ thuật Cơ điện Tổ cấp nước Phân xưởng IV
34
ngày càng tăng về chất lượng và tính tiện dụng. Đây là điều kiện thuận lợi để công ty mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng hóa mặt hàng.
Môi trường tài nguyên: đây là nhân tố ảnh hưởng lớn đến đặc thù tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hiện nay với trữ lượng nước khoáng dồi dào sẽ là một điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.
Khoa học công nghệ: Sự tiến bộ của khoa học công nghệ đem lại cho
công ty cơ hội cải tiến máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, tăng tính cạnh tranh trên thị trường.
2.1.4.2. Nhân tố vi mô:
Trình độ lao động: Lực lượng lao động ở Khánh Hòa dồi dào và phong phú,
đây chính là một điều kiện thuận lợi cho công tác tuyển dụng nhân sự cho công ty. Ngoài ra, công ty còn có đội ngũ nhân viên quản lý trình độ chuyên môn cao, sử dụng thành thạo hệ thống máy vi tính được công ty trang bị đầy đủ, với các chương trình phần mềm kế toán đã lập trình sẵn.
Năng lực tài chính: Công ty muốn đứng vững trên thị trường có tốc độ cạnh tranh cao như hiện nay thì đòi hỏi công ty phải đầu tư vốn vào máy móc, thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển thị trường tiêu thụ. Ngoài ra, muốn tăng ưu thế cạnh tranh cho sản phẩm của công ty với các mặt hàng cùng chủng loại của các DN khác thì công ty cũng cần tìm một hướng đầu tư đúng đắn cho công tác marketing sản phẩm.
Năng lực sản xuất: Sản phẩm nước khoáng Đảnh Thạnh – Vikoda liên tục
được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao, là công ty được xếp hàng đầu trong ngành nước khoáng Việt Nam và đạt các giải thưởng quan trọng về thương hiệu. Uy tín ngày càng nâng cao, thị trường ngày càng mở rộng.
Nhà cung ứng:. Hiện tại, nguồn cung cấp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
cho công ty khá ổn định, tuy nhiên công ty cũng cần có những hoạt động đánh giá, lựa chọn nhà cung cấp đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý nhằm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm để đạt được mục tiêu là nâng cao tính cạnh tranh.
35
Các nhà phân phối trung gian: Hiện nay doanh nghiệp có một hệ thống
phân phối được trải rộng trên toàn quốc, tạo điều kiện thuận lợi đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng
Khách hàng: Khách hàng tiêu thụ sản phẩm là nhân tố quyết định đầu ra của công ty, vì vậy công tác xúc tiến tiêu thụ sản phẩm cần chú ý đến công tác tiếp xúc khách hàng, nhất là chính sách hỗ trợ: vận chuyển hàng hóa đến tận nơi, chi phí bốc dỡ,….. vì lượng khách hàng trải dọc từ Bắc vào Nam.
2.1.5 Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:
Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 Tốc độ tăng bình quân% 1. Tổng doanh thu Đồng 70.462.327.918 66.894.997.395 82.156.280.708 7, 98 2. Tổng lợi nhuận trước thuế Đồng 7.659.950.232 6.042.690.083 6.727.865.900 (6,28) 3. Tổng lợi nhuận sau thuế Đồng 6.127.960.186 5.438.421.075 5.933.193.094 (1,60)
4. Tổng số lao động Người 307 308 307 -
5. Thu nhập b. quân / tháng Đồng 2.500.000 2.700.000 2.750.000 4,88 6. Tổng tài sản bình quân Đồng 54.056.677.331 50.084.954.086 49.664.509.466 (4,15) 7. Tổng vốn chủ sở hữu BQ Đồng 23.534.887.355 24.177.950.980 24.726.715.166 2,50 8. Tổng số thuế phải nộp Đồng 3.934.864.339 4.135.483.434 5.634.077.369 19,66
Bảng 2.1: Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Với tốc độ tăng bình quân = 1 100% 100%
0 x n n n i
Với n : Số năm nghiên cứu ni : Số liệu năm i n0 : Số liệu năm 0 Nhận xét:
Qua bảng trên cho thấy:
Tổng doanh thu năm 2008 giảm nhẹ so với năm 2007. Nguyên nhân là vì trên thị trường đang có sự cạnh tranh rất lớn của các công ty sản xuất nước giải khát,và do khủng hoảng kinh tế nên du lịch cũng ảnh hưởng làm cho sản lượng nước khaóng
36
tiêu thụ trên thị trường thấp. Tuy nhiên đến năm 2009 tổng doanh thu bắt đầu tăng hơn so với năm 2008 và 2007,bình quân mỗi năm tăng 7,98%,điều này cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế,doanh nghiệp đang hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, xúc tiến hơn nữa hoạt động bán hàng. Sự tăng lên về doanh thu cũng làm cho lợi nhuận trước thuế và sau thuế năm 2009 tăng lên tương ứng so với năm 2008, nhưng vẫn thấp hơn 2007 do tình hình lạm phát của nền kinh tế làm cho chi phí đầu vào đều tăng theo.
Tổng số lao động của công ty năm 2007 tăng lên 307 người, đến năm 2008 là 308 người,năm 2009 là 307. Nhìn chung lao động trong doanh nghiệp tương đối ổn định. Tuy lợi nhuận của công ty đến năm 2008 giảm,và năm 2009 có tăng nhẹ, nhưng thu nhập bình quân/ tháng của người lao động tăng qua các năm. Có thể giải thích lý do như sau: nhu cầu sống của con người ngày càng tăng cao, giá cả thị trường ngày càng đắt; cho nên với mức thu nhập ngày càng tăng có thể giúp người lao động có đủ khả năng tài chính, đáp ứng nhu cầu chi tiêu trong cuộc sống. Qua đó cho thấy công ty rất quan tâm đến người lao động, từ đó khuyến khích tinh thần làm việc của họ, sự gắn bó giữa người lao động với công ty.
Tổng tài sản bình quân giảm nhẹ qua các năm,bình quân mỗi năm giảm 4,15%, nguyên nhân là công ty tiến hành thanh lý những máy móc cũ,và đang đầu tư cho những dự án khác.Tuy nhiên tổng vốn chủ sở hữu bình quân tăng nhẹ, bình quân mỗi năm tăng 2,5%.
Tổng thuế phải nộp tăng qua các năm,bình quân mỗi năm tăng 19,66%doanh nghiệp đã đóng góp một phần rất lớn vào Ngân Sách Nhà Nước.
Nhìn chung, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua đã đạt được những kết quả khả quan. Công ty cần có những chính sách nhằm gia tăng hiệu quả kinh doanh, chẳng hạn như: xúc tiến bán hàng, giảm lượng hàng tồn kho và hàng kém chất lượng,….
37
2.2 Tổ chức công tác kế toán tại công ty:2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán: 2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán:
2.2.1.1 Tổ chức nhân sự trong phòng kế toán:
Sơ đồ 2.17:Sơ đồ tổ chức nhân sự ở phòng kế toán:
Ghi chú:
Quan hệ trực tuyến chức năng: Quan hệ phối hợp nghiệp vụ:
( Nguồn: Phòng tổ chức )
Chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành:
Kế toán trưởng: Là người tham mưu cho giám đốc về tổ chức thực hiện
công tác kế toán tài chính. Phụ trách chung mọi hoạt động trong phòng kế toán. Kết
hợp với kế toán tổng hợp lập báo cáo tài chính, phân tích tình hình tài chính để nắm bắt kịp thời tình hình tài chính và thông báo kịp thời cho cấp trên..
Kế toán tổng hợp kiêm kế toán ngân hàng: có nhiệm vụ khóa sổ cuối kỳ
trên máy của tất cả các tài khoản, kiểm tra đối chiếu giữa các chứng từ thực tế, sau
đó lập các báo cáo tài chính và thực hiện những nhiệm vụ mà lãnh đạo giao cho. Đồng thời hạch toán những nghiệp vụ liên quan đến thu chi tiền gửi ngân hàng, thực hiện ký kết vay nợ tiền gửi ngân hàng thông qua hệ thống ngân hàng.
KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP KIÊM KẾ TOÁN NGÂN HÀNG KẾ TOÁN THÀNH PHẨM KẾ TOÁN CCDC VẬT TƯ TÀI SẢN & CÔNG NỢ PHẢI TRẢ KẾ TOÁN THANH TOÁN THỦ QUỸ PHỤ TRÁCH VI TÍNH
38
Kế toán thanh toán: Là người hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
liên quan đến thu chi tiền mặt.Theo dõi đôn đốc thu các khoản tiền và kháh hàng nợ,phải thu nội bộ, tạm ứng.
Thủ quỹ: Thực hiện thu chi tiền mặt khi có phiếu chi, phiếu thu do kế toán
thanh toán lập.Thực hiện trực tiếp việc chi tiền khi có lệnh chi, cập nhật số dư quỹ, đối chiếu với kế toán thanh toán về số thực tế thu chi với sổ sách.
Nhân viên vi tính kiêm thống kê: Quản lý toàn bộ máy tính trong công ty,xây dựng các chương trình phần mền, phục vụ cho hoạt động kế toán thống kê.
Kế toán thành phẩm:Theo dõi tình hình thực hiện các hợp đồng tiêu thụ được ký kết giữa công ty với khách hàng. Tập hợp các chứng từ liên quan đến hạt động của các trạm cửa hàng, chi nhánh, đồng thời theo dõi quá trình nhập xuất thành phẩm của công ty. Thực hiện kê khai thuế GTGT, tình hình sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng.
Kế toán TSCĐ, CCDC, bao bì, vật tư: Là người phụ trách theo dõi hạch
toán các nghiệp vụ liên quan đến việc mua bán TSCĐ, CCDC, bao bì, vật tư. Theo dõi tình hình sử dụng, thanh lý, và lập báo cáo thuế GTGT phần TSCĐ, CCDC, bao bì, vật tư. Đồng thời theo dõi việc thực hiên hợp đồng mua bán các tài sản giữa công ty với khách hàng.
2.2.1.2 Tổ chức công tác kế toán:
Doanh nghiệp sử dụng mô hình kế toán tập trung:
Sơ đồ 2.18:Sơ đồ mô hình kế toán tập trung
Theo mô hình này, tất cả cá công việc kế toán như phân loại chứng từ, kiểm tra chứng từ ban đầu, định khoản kế toán, ghi sổ tổng hợp và chi tiết, tính giá thành, lập báo cáo, thống kê kinh tế, đều tập trung ở phòng kế toán của doanh nghiệp.
Phòng kế toán Chứng từ kế toán các phân xưởng tổ đội sản xuất Chứng từ kế toán các quày hàng,cửa hàng,đại lý Chứng từ kế toán ở các kho hàng,trại ,trạm Chứng từ kế toán của bộ phận kỹ thuật, nghiệp vụ khác
39
Các bộ phận trực thuộc chỉ tổ chức ghi chép ban đầu phục vụ cho sự chỉ đạo của người phụ trách đơn vị trực thuộc và cho doanh nghiệp.
Nhận xét: Khi doanh nghiệp sử dụng mô hình kế toán tập trung thì mọi chứng từ
đều chuyển về phòng kế toán để tiến hành xử lý, các trạm chỉ tiến hành xử lý ban đầu để thuận tiện cho việc thống kế, kiểm tra hiệu quả hoạt động, với mô hình tập trung sẽ tạo điều kiện cho sự tập trung thống nhất, chặt chẽ trong việc chỉ đạo công tác kế toán, giúp doanh nghiệp kiểm tra, chỉ đạo sản xuất kịp thời, cung cấp thông tin nhanh nhất cho việc ra các quyết định tài chính và chuyên môn hóa, tạo điều kiện ứng dụng công nghệ.
2.2.2 Tổ chức chứng từ kế toán:
(xem phụ lục 1.1) 2.2.3 Tổ chức tài khoản tại công ty:
(xem phụ lục 1.2) 2.2.4 Tổ chức hệ thống sổ kế toán:
2.2.4.1 Sơ đồ tổ chức sổ kế toán:
Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam
Hình thức kế toán áp dụng: Công ty sử dụng hình thức chứng từ ghi sổ. Công việc ghi sổ kế toán được thực hiện trên chương trình máy vi tính.
40
41
Sơ đồ 2.19: Sơ đồ tổ chức sổ kế toán
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh(chứng từ)
Kiểm tra,xử lý
Nhập liệu
Chứng từ ghi sổ
Máy tính xử lý
Sổ cái Sổ chi tiết
Báo cáo tài chính
Sổ quỹ
Bảng cân đối số
phát sinh
Giải thích sơ đồ:
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán tiến hành kiểm tra, xử lý, sau đó tiến hành nhập liệu vào phần mềm kế toán, thủ quỹ căn cứ vào chứng từ đã được kiểm tra tiến hành ghi vào sổ quỹ.
Sau khi nhập liệu vào phần mềm kế toán, những dữ liệu này sẽ tự động cập nhật vào chứng từ ghi sổ.
42
Cuối tháng kế toán tiến hành khóa sổ, tính ra số phát sinh trong tháng. Tính tổng phát sinh nợ, tổng phát sinh có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái, sau đó sẽ tiến hành in ra sổ cái, bảng cân đối số phát sinh và các báo cáo tài chính.
Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức kế toán máy. Doanh nghiệp đang sử dụng phần mềm ĐM soft.
2.3 Thực trạng về công tác kế toán vốn bằng tiền:2.3.1 Kế toán tiền mặt tại quỹ: 2.3.1 Kế toán tiền mặt tại quỹ:
2.3.1.1Kế toán tăng tiền :
Tăng tiền do thu nợ khách hàng: a. Chứng từ, sổ sách:
Chứng từ:Phiếu thu (phụ lục 2.1)
Sổ sách:
- Sổ chi tiết tiền mặt, công nợ phải thu (phụ lục 2.2) - Sổ cái tiền mặt, nợ phải thu (phụ lục 2.3)
b. Tài khoản sử dụng:
1111_Tiền mặt Việt Nam tại quỹ
131 _Phải thu của khách hàng
c. Trình tự luân chuyển chứng từ:
43
Giải thích:
Hàng ngày, khi khách hàng tới nộp tiền, kế toán thanh toán tiến hành nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán, in phiếu thu gồm 3 liên (liên 1: kế toán thanh toán lưu
44
tại đây theo số, liên 2: giao cho khách hàng, liên 3: thủ quỹ làm căn cứ thu tiền và ghi vào sổ quỹ sau đó tiến hành lưu) .
Cuối tháng, kế toán tổng hợp căn cứ vào cơ sở dữ liệu in ra chứng từ ghi sổ, sổ cái tiền mặt, công nợ, các báo cáo tài chính.
d. Định khoản kế toán:
Căn cứ vào phiếu thu PI003297 ngày 1/12 thu tiền hàng Trương Phi Hùng: Nợ 111: 204.600
Có 131: 204.600
Căn cứ vào phiếu thu PI003300 ngày 2/12 thu tiền hàng cty TNHH TMDV Mai Hồng Nợ 111: 19.287.000 Có 131: 19.287.000 …. Tháng 12 năm 2009: Nợ 1111 :1.810.407.037 Có 131 : 1.810.407.037 e. Sơ đồ chữ T:
Kế toán tăng tiền do rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ: a. Chứng từ, sổ sách:
Chứng từ:Phiếu thu, biên lai giao dịch(phụ lục 2.1)
Sổ sách:
Sổ chi tiết tiền mặt, tiền gửi ngân hàng (phụ lục 2.2)
Sổ cái tiền mặt, tiền gửi ngân hàng (phụ lục 2.3)
b. Tài khoản sử dụng:
1111_Tiền mặt tại quỹ
45
c. Trình tự luân chuyển chứng từ:
Lưu đồ 2.21: Lưu đồ luân chuyển chứng từ tăng tiền do rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ
LƯU ĐỒ LUÂN CHUYỂN CHÚNG TỪ TĂNG TIỀN DO RÚT TIỀN GỬI NGÂN HÀNG NHẬP QUỸ KẾ TOÁN TỔNG HỢP THỦ QUỸ KẾ TOÁN THANH TOÁN VIẾT SEC SEC SEC(đã ký) NHẬP LIỆU Phần mềm kế toán(xử lý tăng tiền) Máy in 3 2 Phiếu thu1 CSD L 1 BIÊN LAI GIAO DỊCH,GBN N 1 Chứng từ ghi sổ Sổ cái 1111 Sổ cái 1121 Kết thúc Tới ngân hàng,rút tiền Ghi vào sổ quỹ Sổ quỹ tiền mặt N BIÊN LAI GIAO DỊCH,GBN Bắt đầu KẾ TOÁN TRƯỞNG+ GIÁM ĐỐC Xét quyệt SEC(đã ký) Báo cáo tài chính Giải thích:
Khi có yêu cầu cần tiền mặt, kế toán tổng hợp tiến hành viết sec rồi chuyển cho kế toán trưởng và giám đốc ký duyệt, sau đó giao cho thủ quỹ tới ngân hàng để tiền
46
hành giao dịch rút tiền. Sau khi rút tiền thủ quỹ mang tiền cùng biên lai giao dịch về kế toán thanh toán để tiến hành nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán, in ra phiếu thu gồm 3 liên (liên 1: kế toán thanh toán lưu cùng với biên lai giao dịch tại đây theo số, liên 2: thủ quỹ để tiến hành ghi vào sổ quỹ và lưu tại đây theo số).
Cuối tháng, kế toán tổng hợp căn cứ vào cơ sở dữ liệu in ra chứng từ ghi sổ, sổ cái tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các báo cáo tài chính.
d. Định khoản kế toán :
Căn cứ vào phiếu thu PI003371 ngày 16/12, rút tiền từ tài khoản NH Diên Khánh Nợ 1111: 200.000.000
Có 1121 : 200.000.000
e. Sơ đồ chữ T:
Kế toán tăng tiền do thu tạm ứng thừa: a. Chứng từ, sổ sách:
Chứng từ:
- Phiếu thu, HĐGTGT (phụ lục 2.1)
- Giấy đi đường, Giấy đề nghị thanh toán (phụ lục 2.1)
Sổ sách :
- Sổ chi tiết: tiền mặt, tạm ứng (phụ lục 2.2)
- Sổ cái : tiền mặt, tạm ứng (phụ lục 2.3)
b. Tài khoản sử dụng:
1111_Tiền mặt tại quỹ
141 _Tiền gửi ngân hàng
47
Lưu đồ 2.22:Lưu đồ luân chuyển chứng từ tăng tiền do thu tạm ứng