Chức năng và nhiệm vụ:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác hạch toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại công ty cổ phần nước khoáng khánh hòa (Trang 41 - 45)

Công ty cổ phần nước khoáng Khánh Hòa là một doanh nghiệp Nhà Nước (nhà nước giữ cổ phần chi phối) có chức năng chủ yếu là sản xuất, kinh doanh nước uống không có cồn. Trong phạm vi hoạt động của mình, công ty chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của UBND Tỉnh Khánh Hòa.

2.1.2.2 Nhiệm vụ:

 Công ty Cổ Phần Nước Khoáng Khánh Hòa sản xuất đúng ngành nghề

được giao trong giấy phép đăng ký kinh doanh.

 Tiếp tục nâng cao điều kiện sản xuất và chất lượng sản phẩm.

 Thực hiện phân phối lao động, chăm lo đời sống vật chất tinh thần và bồi

dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên.

 Bảo toàn và phát triển vốn Nhà Nước,bảo vệ môi trường, an ninh chính trị,

30

 Thực hiện hạch toán kế toán và báo cáo thường xuyên, trung thực theo quy

định của Nhà Nước.

2.1.3 Tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất: 2.1.3.1 Tổ chức quản lý:

Bộ máy quản lý của Công Ty Cổ Phần Nước Khoáng Khánh Hòa được tổ chức theo hệ thống trực tuyến chức năng, thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.15:Sơ đồ tổ chức quản lý

Ghi chú: Quan hệ trực tuyến :

Quan hệ chức năng :

Quan hệ trực tuyến chức năng : ( Nguồn: Phòng tổ chức)

31

Chức năng của từng bộ phận:

a. Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong mọi vấn

đề của công ty. Đại hội đồng cổ đông họp ít nhất mỗi năm 1lần theo quyết định của hội đồng quản trị, yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu hơn 10% cổ phần phổ thông của công ty trong 6 tháng liên tiếp,

b. Hội đồng quản trị: gồm 5 thành viên, trong đó 1 chủ tịch và 1 phó chủ

tịch do hội đồng quản trị bầu ra bằng cách bỏ phiếu kín. Hội đồng quản trị đưa ra các quyết định quản trị, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chấp hành các điều lệ của công ty và các nghị quyết của đại hội đồng cổ đông.

c. Ban kiểm soát: có 3 thành viên,trong đó có ít nhất 1 thành viên có trình

độ chuyên môn về tài chính, kế toán do đại hội đồng cổ đông bầu hoặc bãi nhiệm với hình thức bỏ phiếu kín. Ban kiểm soát thay mặt hội đồng cổ đông, hoạt động độc lập với hội đồng quản trị và bộ máy điều hành của giám đốc, kiểm soát mọi

hoạt động và chịu trách nhiệm những sai phạm gây thiệt hại cho công ty khi thực

hiện nhiệm vụ.

d. Ban Giám đốc:

Giám đốc: Có trách nhiệm điều hành công ty, thay mặt công ty ký kết, giao dịch với cơ quan nhà nước và các đơn vị kinh tế khác.

Phó giám đốc:

o Phó giám đốc sản xuất: là người trợ giúp giám đốc chỉ đạo đôn đốc trực tiếp các hoạt động xản xuất kinh doanh thực hiện đúng tiến độ kế hoạch, kiểm tra, giám sát phát hiện kịp thời sai xót (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

o Phó giám đốc kinh doanh:Giúp giám đốc trong công tác xúc tiến tiêu thụ, mở rộng thị trường tiêu thụ, nghiên cứu chính sách tiếp thị, phát huy ưu thế cạnh tranh, thường xuyên báo cáo với giám đốc về tình hình hoạt động của công ty.

e. Các phòng ban:

Phòng tổ chức:

 Tham mưu cho giám đốc trong việc tuyển dụng, điều động, bổ nhiệm CBCNV trong công ty, quản lý và tổ chức thực hiện đào tạo nhân sự, quản lý hồ sơ

32

 Kiểm tra việc thực hiện nội quy, kỹ luật trong toàn bộ công ty, đề xuất biện

pháp xử lý vi phạm và khen thưởng kịp thời.

 Xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương sản phẩm.

Phòng kế toán: Cung cấp các số liệu kịp thời cho lãnh đạo, tổ chức thực

hiện công tác tài chính, hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, quản lý tài sản. Có quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật.

Phòng KH&ĐT: đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, tìm hiểu thị trường mới, xây dựng kế hoạch, chiến lược hoạt động trong tương lai.

Phân xưởng sản xuất: căn cứ vào kế hoạch và định mức quy định, các

phân xưởng có nhiệm vụ sản xuất ra các loại nước khoáng cung cấp cho thị trường.

Phòng kỹ thuật: Quản lý kiểm tra,giám sát các thiết bị, điện, máy móc, dây chuyền sản xuất, hướng dẫn người lao động vận hành và sử dụng các thiết bị máy móc trong sản xuất.

Phòng KCS: Xây dựng yêu cầu kỹ thuật của các loại sản phẩm, xây dựng kế hoạch kiểm tra và thử nghiệm sản phẩm, thực hiện kiểm soát thiết bị, dụng cụ kiểm tra, nghiên cứu, thử nghiệm sản phẩm mới, quản lý chặt chẽ chất lượng sản phẩm.

Phòng Marketing: Nghiên cứu, khảo sát, thiết kế và đề xuất với lãnh đạo công ty thực hiện công tác quảng cáo, tiếp thị, thông tin sản phẩm ra thị trường; thiết kế, tạo kiểu dáng cho nhãn hiệu, bao bì sản phẩm.

Phòng Tiêu thụ: Xây dựng và thực hiện các chính sách tiêu thụ, ghi nhận

yêu cầu của khách hàng, xem xét khả năng thực hiện yêu cầu của khách hàng, dự

thảo hợp đồng, theo dõi thực hiện hợp đồng, kiểm soát sản phẩm do khách hàng cung cấp, tổ chức thực hiện các khiếu nại của khách hàng.

33

2.1.3.2 Tổ chức sản xuất:

Sơ đồ 2.16:Sơ đồ tổ chức sản xuất:

Bộ phận phục vụ SX Bộ phận SX Bộ phận SX phụ trợ

( Nguồn: Phòng Tổ chức)

Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:

- Bộ phận sản xuất chính gồm 4 phân xưởng:

 PX I: nấu siro cung cấp cho sản xuất nước khoáng ngọt tại PX II đồng thời

sản xuất loại hàng 5 gallon.

 PX II: dùng làm chứa thành phẩm và sản xuất nước khoáng bình 5 gallon.

 PX III: sản xuất nước khoáng Vikoda 0,5 lit; 1,5 lit; bình 5 lit. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 PX IV: là phân xưởng chính gồm 2 dây chuyền sản xuất nước khoáng gaz chai thủy tinh và sản phẩm chai nhựa gaz 0,5 lit.

- Bộ phận sản xuất phụ trợ: phục vụ trực tiếp cho bộ phận sản xuất chính,

gồm: bộ phận kỹ thuật, cơ điện, cấp nước có nhiệm vụ đảm bảo cho hoạt động của dây chuyền công nghệ được liên tục.

- Bộ phận phục vụ sản xuất: gồm bộ phận kho, đội vận chuyển có nhiệm vụ

đảm bảo việc cung ứng, bảo quản, vận chuyển nguyên vật liệu, bao bì thành phẩm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác hạch toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại công ty cổ phần nước khoáng khánh hòa (Trang 41 - 45)