Kế toán thuế và các khoản phải nộp nhà nước:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác hạch toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại công ty cổ phần nước khoáng khánh hòa (Trang 32 - 136)

1.2.7.1 Nội dung và nguyên tắc hạch toán:

Nội dung:

Các khoản phải nộp ngân sách nhà nước là số tiền mà doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán với nhà nước về các khoản phải nộp có tính chất bắt buộc như các loại thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác phát sinh theo chế độ quy định.

Nguyên tắc hạch toán:

Doanh nghiệp phải tính toán kê khai, xin xác nhận số thuế và các khoản phải nộp chi tiết chi từng khoản và ghi vào sổ kế toán trên cơ sở các thông báo của cơ quan thuế.

Doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác thông qua việc đảm bảo nộp đúng,nộp đủ và kịp thời.

21

1.2.7.2Tài khoản sử dụng:

Bên nợ:

 Các khoản đã nộp ngân sách

 Các khoản trợ cấp trợ giá được ngân sách nhà nước duyệt

 Các nghiệp vụ làm giảm số phải nộp ngân sách Nhà Nước

Bên có:

 Các khoản phải nộp ngân sách Nhà Nước

 Các khoản trợ cấp trợ giá đã nhận

Số dư có:Các khoản còn phải nộp ngân sách Nhà Nước

Số dư nợ: Số nộp thừa cho ngân sách hoặc các khoản trợ cấp trợ giá đươc ngân sách Nhà Nước duyệt nhưng chưa được nhận.

Tài khoản 333_Thuế và các khoản phải nộp nhà nước ,có 9 tài khoản cấp 2:

 3331 _Thuế GTGT (33311: huế GTGT đầu ra , 33312: thuế GTGT hàng nhập khẩu)

 3332 _Thuế TTĐB

 3333 _ Thuế xuất nhập khẩu

 3334 _Thuế thu nhập doanh nghiệp

 3335 _Thuế thu nhập cá nhân

 3336 _Thuế tài nguyên

 3337 _Thuế nhà đất ,tiền thuê đất

 3338 _ Các loại thuế khác

22

1.2.7.3Phương pháp hạch toán:

Sơ đồ 1.10:Kế toán thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà Nước

1.2.8 Kế toán tiền vay:1.2.8.1 Nội dung: 1.2.8.1 Nội dung:

Vay ngắn hạn là loại vay mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả trong vòng một chu kỳ hoạt động bình thường hoặc một năm còn vay dài hạn là khoản vay có thời hạn vay trên một năm

23

Vay ngắn hạn được sử dụng cho mục đích về vốn lưu động trong cả ba giai đoạn của quá trình sản xuất. Vay dài hạn được sử dụng cho mục đích xây dựng cơ bản về mua sắm tài sản cố định, cải thiện kỹ thuật, mở rộng kinh doanh, đầu tư dài hạn…

1.2.8.2 Nguyên tắc hạch toán:

Phải theo dõi chi tiết chi tiết cho từng khoản vay, loại vay, lần vay, hình thức vay và cho từng đối tượng. Trường hợp cho vay bằng ngoại tệ,ngoài việc theo dõi

bằng nguyên tệ còn phải quy đổi ra đồng Việt Nam đồng theo tỷ giá quy định, nếu

vay bằng vàng, bạc, kim loại quý hiếm, ngoài việc chi tiết cho từng chủ nợ, kế toán còn phải theo dõi chỉ tiêu số lượng, giá trị theo giá quy định.

Phải tiến hành phân loại các khoản vay theo thời hạn thanh toán để có biện pháp huy động nguồn và trả nợ kịp thời .

1.2.8.3 Tài khoản sử dụng:

Tài koản 311 _Vay ngắn hạn

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền vay ngắn hạn và tình hình trả nợ tiền vay của doanh nghiệp, bao gồm các khoản tiền vay ngân hàng, vay các tổ chức, cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp.

Bên nợ:

 Số tiền đã trả về các khoản vay ngắn hạn

 Số chênh lệch tỷ giá hói đoái giảm (do đánh giá lại nợ vay bằng ngoại tệ)

Bên có:

 Số tiền vay ngắn hạn

 Số chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng (do đánh giá lại nợ vay bằng ngoại tệ)

Số dư có: Số tiền còn nợ về các khoản vay ngắn hạn chưa trả

Tài khoản341 _Vay dài hạn

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản vay dài hạn và tình hình thanh toán các khoản tiền vay dài hạn của doanh nghiệp.

Bên nợ:

 Số tiền đã trả nợ của các khoản vay dài hạn

24

Bên có:

 Số tiền vay dài hạn phát sinh trong kỳ

 Số chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng do đánh giá lại nợ vay dài hạn bằng

ngoại tệ

Số dư có :Số vay dài hạn còn nợ chưa đến hạn thanh toán

1.2.8.4 Phương pháp hạch toán:

25

Sơ đồ 1.12: Kế toán lãi vay dài hạn:

1.2.9 Kế toán các khoản phải trả công nhân viên : 1.2.9.1 Nội dung:

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền thưởng, tiền công,BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về công nhân viên .

1.2.9.2 Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 334 _Phải trả công nhân viên

Bên nợ:Các khoản luơng, thưởng, các khoản phải trả khác đã trả, đã ứng cho cán

bộ công nhân viên Các khoản khấu trừ khác vào lương. Bên có: Các khoản luơng,thưởng, các khoản phải trả khác cho công nhân viên.

26

1.2.9.3 Phương pháp hạch toán:

Sơ đồ 1.13: Kế toán các khoản phải trả công nhân viên:

1.2.10 Các khoản nhận ký quỹ, ký cược:1.2.10.1 Nội dung: 1.2.10.1 Nội dung:

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền doanh nghiệp nhận ký quỹ, ký cược của đơn vị, cá nhân bên ngoài để đảm bảo cho các dịch vụ liên quan đến sản

xuất, kinh doanh được thực hiện theo đúng hợp đồng kinh tế đã ký kết, như nhận

tiền ký quỹ, ký cược để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng kinh tế, hợp đồng đại lý...

1.2.10.2 Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 3386_nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn Tài khoản 344 _ nhận ký quỹ, ký cược dài hạn

Bên nợ : Hoàn trả tiền nhận ký quỹ, ký cược Bên có : Nhận ký quỹ, ký cược bằng tiền Số dư bên có: Số tiền nhận ký quỹ, ký cược chưa trả

1.2.10.3Phương pháp hạch toán :

27

CHƯƠNG 2: CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ QUẢN LÝ VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN

THANH TOÁN TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG KHÁNH HÒA

ẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ QUẢN LÝ VỐN

BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN THANH TOÁN

TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG KHÁNH HÒA

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ

QUẢN LÝ VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC

KHOẢN THANH TOÁN TẠI CÔNG TY

28

2.1 Khái quát về tình hình công ty:

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty:

Cách thành cổ Diên Khánh 20 km về phía Tây Nam, Công ty cổ phần Nước Khoáng Khánh Hòa tọa lạc bề thế ngay dưới chân núi Hòn Chuông. Tiền thân của công ty là Xí Nghiệp Nước Khoáng Diên Khánh (Đảnh Thạnh), được thành lập

ngày 19/01/1990. Đến ngày 07/09/1995, UBND Tỉnh Khánh hòa ra quyết định số

134/QĐUB, đổi tên Xí Nghiệp Nước Khoáng Khánh Hòa thành Công Ty Nước Khoáng Khánh Hòa.

Đảnh Thạnh - niềm tự hào của người dân thôn Đảnh Thạnh, Diên Tân, Diên Khánh, Khánh Hòa - nằm ở vùng đất có nhiều thuận lợi, được thiên nhiên ưu đãi, được khai thác và đóng chai tại nguồn mỏ khoáng Đảnh Thạnh ở độ sâu 220m,

nhiệt độ 720c, nằm giữa thảm bùn khoáng nguyên sinh rộng 30ha.

Tháng 11/1987, UBND tỉnh Khánh Hòa cho phép Công ty Ngoại Thương Diên Khánh hợp tác với Công ty Du Lịch Dầu Khí Vũng Tàu (OSC) xây dựng phân xưởng đóng chai nước khoáng. Tháng 6 năm 1989 thiết bị được nghiệm thu sơ bộ và đưa vào sản xuất thử. Để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng tăng theo đề nghị của UBND Huyện Diên Khánh, ngày 19 tháng 01 năm 1990 UBND Tỉnh ra quyết định số 94/QĐUB, tách phân xưởng đóng chai Nước Khoáng Đảnh Thạnh thuộc Công Ty Ngoại Thương Diên Khánh thành Xí Nghiệp Nước Khoáng Khánh Hòa. Lúc này mối quan hệ hợp tác với OSC hầu như chấm hết, về phía Huyện Diên Khánh thanh toán cho OSC vốn đầu tư thiết bị sử dụng được.

Đến tháng 4/2006, Công Ty Nước Khoáng Khánh Hòa đã chuyển đổi sang thành Công Ty Cổ Phần Nước Khoáng Khánh Hòa, với tên giao dịch là KHANH HOA MINERAL JOINT STOCK COMPANY, viết tắt Là VIKODA, với vốn góp nhà nước là 52% và công ty là 48%. Sự tái cấu trúc này sẽ giúp công ty sản xuất kinh doanh phù hợp với tình hình mới cũng như chủ động trong mọi quyết định của mình.

Trong quá trình hoạt động, công ty đã đạt được nhiều thành công:

 Năm 2000 được tổ chức QMS cấp chứng chỉ ISO-9002, là đơn vị đầu tiên trong tỉnh Khánh Hòa được cấp chứng chỉ ISO-9002.

29

 Nhiều năm liền được báo Sài Gòn Tiếp Thị xếp hàng đầu ngành nước

khoáng Việt Nam.

 Sản phẩm của công ty ngày càng phong phú, đa dạng về mẫu mã, chủng

loại như:Nước khoáng thiên nhiên có ga và không ga nhãn hiệu Vikoda và Đảnh

Thạnh, nước giải khát sản xuất từ nước khoáng: hương cam, chanh, sarsi,…nhãn

hiệu Đảnh Thạnh, nước uống tăng lực: nhãn hiệu Sumo.

 Chứng nhận thương hiệu mạnh Việt Nam 2006 do người tiêu dùng bình chọn.

THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ CÔNG TY

Tên đầy đủ : CÔNG TY CP NƯỚC KHOÁNG KHÁNH HÒA

Giám đốc : Phạm Đình Khương

Vốn pháp định : 17.353.053.000 đồng

Địa chỉ : Diên Tân – Diên Khánh –Khánh Hòa

Số ĐT : (058) 3783359 – 3783797

Email : danhthanh@dng.vnn.vn

Website : www.danhthanh.com.vn

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ:2.1.2.1 Chức năng: 2.1.2.1 Chức năng:

Công ty cổ phần nước khoáng Khánh Hòa là một doanh nghiệp Nhà Nước (nhà nước giữ cổ phần chi phối) có chức năng chủ yếu là sản xuất, kinh doanh nước uống không có cồn. Trong phạm vi hoạt động của mình, công ty chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của UBND Tỉnh Khánh Hòa.

2.1.2.2 Nhiệm vụ:

 Công ty Cổ Phần Nước Khoáng Khánh Hòa sản xuất đúng ngành nghề

được giao trong giấy phép đăng ký kinh doanh.

 Tiếp tục nâng cao điều kiện sản xuất và chất lượng sản phẩm.

 Thực hiện phân phối lao động, chăm lo đời sống vật chất tinh thần và bồi

dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên.

 Bảo toàn và phát triển vốn Nhà Nước,bảo vệ môi trường, an ninh chính trị,

30

 Thực hiện hạch toán kế toán và báo cáo thường xuyên, trung thực theo quy

định của Nhà Nước.

2.1.3 Tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất: 2.1.3.1 Tổ chức quản lý:

Bộ máy quản lý của Công Ty Cổ Phần Nước Khoáng Khánh Hòa được tổ chức theo hệ thống trực tuyến chức năng, thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.15:Sơ đồ tổ chức quản lý

Ghi chú: Quan hệ trực tuyến :

Quan hệ chức năng :

Quan hệ trực tuyến chức năng : ( Nguồn: Phòng tổ chức)

31

Chức năng của từng bộ phận:

a. Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong mọi vấn

đề của công ty. Đại hội đồng cổ đông họp ít nhất mỗi năm 1lần theo quyết định của hội đồng quản trị, yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu hơn 10% cổ phần phổ thông của công ty trong 6 tháng liên tiếp,

b. Hội đồng quản trị: gồm 5 thành viên, trong đó 1 chủ tịch và 1 phó chủ

tịch do hội đồng quản trị bầu ra bằng cách bỏ phiếu kín. Hội đồng quản trị đưa ra các quyết định quản trị, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chấp hành các điều lệ của công ty và các nghị quyết của đại hội đồng cổ đông.

c. Ban kiểm soát: có 3 thành viên,trong đó có ít nhất 1 thành viên có trình

độ chuyên môn về tài chính, kế toán do đại hội đồng cổ đông bầu hoặc bãi nhiệm với hình thức bỏ phiếu kín. Ban kiểm soát thay mặt hội đồng cổ đông, hoạt động độc lập với hội đồng quản trị và bộ máy điều hành của giám đốc, kiểm soát mọi

hoạt động và chịu trách nhiệm những sai phạm gây thiệt hại cho công ty khi thực

hiện nhiệm vụ.

d. Ban Giám đốc:

Giám đốc: Có trách nhiệm điều hành công ty, thay mặt công ty ký kết, giao dịch với cơ quan nhà nước và các đơn vị kinh tế khác.

Phó giám đốc:

o Phó giám đốc sản xuất: là người trợ giúp giám đốc chỉ đạo đôn đốc trực tiếp các hoạt động xản xuất kinh doanh thực hiện đúng tiến độ kế hoạch, kiểm tra, giám sát phát hiện kịp thời sai xót

o Phó giám đốc kinh doanh:Giúp giám đốc trong công tác xúc tiến tiêu thụ, mở rộng thị trường tiêu thụ, nghiên cứu chính sách tiếp thị, phát huy ưu thế cạnh tranh, thường xuyên báo cáo với giám đốc về tình hình hoạt động của công ty.

e. Các phòng ban:

Phòng tổ chức:

 Tham mưu cho giám đốc trong việc tuyển dụng, điều động, bổ nhiệm CBCNV trong công ty, quản lý và tổ chức thực hiện đào tạo nhân sự, quản lý hồ sơ

32

 Kiểm tra việc thực hiện nội quy, kỹ luật trong toàn bộ công ty, đề xuất biện

pháp xử lý vi phạm và khen thưởng kịp thời.

 Xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương sản phẩm.

Phòng kế toán: Cung cấp các số liệu kịp thời cho lãnh đạo, tổ chức thực

hiện công tác tài chính, hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, quản lý tài sản. Có quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật.

Phòng KH&ĐT: đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, tìm hiểu thị trường mới, xây dựng kế hoạch, chiến lược hoạt động trong tương lai.

Phân xưởng sản xuất: căn cứ vào kế hoạch và định mức quy định, các

phân xưởng có nhiệm vụ sản xuất ra các loại nước khoáng cung cấp cho thị trường.

Phòng kỹ thuật: Quản lý kiểm tra,giám sát các thiết bị, điện, máy móc, dây chuyền sản xuất, hướng dẫn người lao động vận hành và sử dụng các thiết bị máy móc trong sản xuất.

Phòng KCS: Xây dựng yêu cầu kỹ thuật của các loại sản phẩm, xây dựng kế hoạch kiểm tra và thử nghiệm sản phẩm, thực hiện kiểm soát thiết bị, dụng cụ kiểm tra, nghiên cứu, thử nghiệm sản phẩm mới, quản lý chặt chẽ chất lượng sản phẩm.

Phòng Marketing: Nghiên cứu, khảo sát, thiết kế và đề xuất với lãnh đạo công ty thực hiện công tác quảng cáo, tiếp thị, thông tin sản phẩm ra thị trường; thiết kế, tạo kiểu dáng cho nhãn hiệu, bao bì sản phẩm.

Phòng Tiêu thụ: Xây dựng và thực hiện các chính sách tiêu thụ, ghi nhận

yêu cầu của khách hàng, xem xét khả năng thực hiện yêu cầu của khách hàng, dự

thảo hợp đồng, theo dõi thực hiện hợp đồng, kiểm soát sản phẩm do khách hàng cung cấp, tổ chức thực hiện các khiếu nại của khách hàng.

33

2.1.3.2 Tổ chức sản xuất:

Sơ đồ 2.16:Sơ đồ tổ chức sản xuất:

Bộ phận phục vụ SX Bộ phận SX Bộ phận SX phụ trợ

( Nguồn: Phòng Tổ chức)

Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:

- Bộ phận sản xuất chính gồm 4 phân xưởng:

 PX I: nấu siro cung cấp cho sản xuất nước khoáng ngọt tại PX II đồng thời

sản xuất loại hàng 5 gallon.

 PX II: dùng làm chứa thành phẩm và sản xuất nước khoáng bình 5 gallon.

 PX III: sản xuất nước khoáng Vikoda 0,5 lit; 1,5 lit; bình 5 lit.

 PX IV: là phân xưởng chính gồm 2 dây chuyền sản xuất nước khoáng gaz chai thủy tinh và sản phẩm chai nhựa gaz 0,5 lit.

- Bộ phận sản xuất phụ trợ: phục vụ trực tiếp cho bộ phận sản xuất chính,

gồm: bộ phận kỹ thuật, cơ điện, cấp nước có nhiệm vụ đảm bảo cho hoạt động của dây chuyền công nghệ được liên tục.

- Bộ phận phục vụ sản xuất: gồm bộ phận kho, đội vận chuyển có nhiệm vụ

đảm bảo việc cung ứng, bảo quản, vận chuyển nguyên vật liệu, bao bì thành phẩm.

2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: 2.1.4.1 Nhân tố vĩ mô: 2.1.4.1 Nhân tố vĩ mô:

Kinh tế xã hội:Yếu tố văn hóa có tầm ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản

xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Với cơ cấu dân số đông, nhu cầu người dân CÔNG TY CP NƯỚC KHOÁNG

KHÁNH HÒA Bộ phận kho Đội vận chuyển Phân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác hạch toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại công ty cổ phần nước khoáng khánh hòa (Trang 32 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)