Chức năng của Hội đồng nhân dân xã

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của chính quyền xã theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trang 45)

Hội đồng nhân dân xã là cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng nên có hai chức năng sau:

Một là, chức năng quyết nghị: Hội đồng nhân dân xã thực hiện quyền lực

của mình bằng cách ra các Nghị quyết về những vấn đề thuộc phạm vi địa phƣơng mình phụ trách. Điều 120 Hiến pháp 1992 quy định: “Căn cứ vào Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nƣớc cấp trên, Hội đồng nhân dân ra Nghị quyết về các biện pháp đảm bảo thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở địa phƣơng; về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách; về quốc phòng, an ninh ở địa phƣơng; về biện pháp ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân, hoàn thành mọi nhiệm vụ cấp trên giao cho, làm tròn nghĩa vụ đối với cả nƣớc”.

Hai là, chức năng giám sát: Hội đồng nhân dân xã, xuất phát từ vai trò, vị trí của nó theo Hiến pháp 1992, thực hiện giám sát hoạt động của Ủy ban nhân dân; việc thực hiện Nghị quyết, Hiến pháp và pháp luật của cơ quan nhà nƣớc ở địa phƣơng. Hoạt động giám sát có thể đƣợc thực hiện trên kỳ họp bằng cách nghe và thảo luận các báo cáo của Ủy ban nhân dân, bằng cách chất vấn trên kỳ họp, bằng các nhóm đại biểu trong khu vực bầu cử. Một hình thức giám sát quan trọng là thông qua việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Theo pháp luật hiện hành, Hội đồng nhân dân bầu và bãi miễn các thành viên của Ủy ban nhân dân, có quyền đình chỉ hoặc bãi

bỏ quyết định của Ủy ban. Nhƣ vậy, phạm vi giám sát bao gồm toàn diện mọi vấn đề và lĩnh vực quản lý thuộc địa phƣơng.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của chính quyền xã theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trang 45)