Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của chính quyền xã theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trang 57)

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã đƣợc Hiến pháp 1992 quy định những nét cơ bản tại Điều 123 và đƣợc Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 quy định cụ thể nhƣ sau:

Một là, trong lĩnh vực kinh tế, Ủy ban nhân dân xã xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hàng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua và tổ chức thực hiện kế hoạch đó; dự toán thu, chi, phân bổ, điều chỉnh ngân sách địa phƣơng trình Hội đồng nhân dân xã quyết định …

Hai là, trong lĩnh vực nông – ngƣ nghiệp – thủy lợi, Ủy ban nhân dân chỉ đạo và kiểm tra thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp, ngƣ nghiệp, thủy lợi trên địa bàn, các chƣơng trình khuyến nông, khuyến ngƣ…

Ba là, trong lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, Ủy ban nhân dân xây dựng kế hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; tổ chức quản lý đối với doanh nghiệp trên địa bàn theo thẩm quyền..

Bốn là, trong lĩnh vực giao thông – vận tải, Ủy ban nhân dân xã tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đƣờng giao thông theo phân cấp; quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng nhà ở…

Năm là, trong lĩnh vực giáo dục - y tế - xã hội - văn hóa và thể dục thể thao, Ủy ban nhân dân thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phƣơng; thực hiện chƣơng trình y tế cơ sở; chính sách đối với thƣơng binh, bệnh binh…

Sáu là, trong lĩnh vực quốc phòng – an ninh – trật tự an toàn xã hội và thi hành pháp luật, Ủy ban nhân dân xã thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự; thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; quản lý hộ khẩu, đăng ký tạm trú…

Bảy là, trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, Ủy ban nhân dân xã bảo đảm thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo; quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của nhân dân ở địa phƣơng…

Tám là, trong việc thi hành pháp luật, Ủy ban nhân dân xã tuyên truyền, giáo dục pháp luật; giải quyết các vi phạm pháp luật nhỏ; tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo thẩm quyền…

Từ những nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân xã nhƣ trên có thể nêu một số nhận xét sau đây:

Một là, nhiệm vụ – quyền hạn của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân đƣợc xác định nhƣ một cấp chính quyền hoàn chỉnh, bao quát toàn diện đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng ở địa bàn cơ sở. Nhƣng những nhiệm vụ – quyền hạn ở đây vẫn còn ở mức quy định chung chung chƣa thể hiện rõ mức độ phân cấp, phân quyền cho chính quyền xã.

Hai là, ngân sách đảm bảo thực hiện đƣợc những nhiệm vụ của chính quyền xã chƣa đƣợc xác định rõ ràng.

Ba là, nội dung, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban

nhân dân xã nhìn chung là giống nhau; chỉ khác ở chỗ Hội đồng nhân dân quyết định biện pháp còn Uỷ ban nhân dân tổ chức thực hiện. Trong khi đó, bộ máy của Hội đồng nhân dân xã không đủ sức chủ động, độc lập mà chủ yếu dựa vào bộ máy của Uỷ ban nhân dân để soạn thảo ra các Nghị quyết. Hoạt động của Hội đồng nhân dân xã vì thế trên thực tế vẫn là hình thức.

Bốn là, đối với các chức danh của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân

xã Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003 đã có quy định chức năng, nhiệm vụ chung nhƣng mức độ phân cấp – phân quyền chƣa cụ thể; đặc biệt là chƣa gắn với trách nhiệm pháp lý rõ ràng. Vì thế, trong thực tiễn hoạt động của chính quyền xã vẫn còn tình trạng khuyết điểm thì có nhƣng rất khó xác định trách nhiệm pháp lý thuộc về ai.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của chính quyền xã theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trang 57)