g. Hoàn thiện tổ chức của Uỷ ban nhân dân xã để Uỷ ban thực sự là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân xã
3.2.5. Phát huy dân chủ, tôn trọng và đảm bảo quyền tự do của công dân ở địa phƣơng
dân ở địa phƣơng
Dân chủ là một ý tƣởng lớn của loài ngƣời và là động lực quan trọng của sự phát triển. Thực hiện dân chủ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân là kết quả tổng hợp của quá trình phát triển cách mạng. Cơ sở là bộ phận, là nền tảng của xã hội thống nhất. Trong thời gian qua, Trung ƣơng
đã có rất nhiều Chỉ thị về xây dựng quy chế thể hiện dân chủ ở cơ sở và yêu cầu các cơ quan chức năng tiếp tục xây dựng các thiết chế dân chủ ở cơ sở một cách phù hợp. Thực hiện chỉ thị đó và Quy chế dân chủ ở cơ sở, các thiết chế dân chủ ở cơ sở là biện pháp tổng hợp, tạo cơ sở pháp lý để thực hiện dân chủ ở cơ sở trong hiện tại và tƣơng lai. Tuy nhiên, có thể cụ thể thành các biện pháp chính sau:
Một là, phải làm công tác tuyên truyền dƣới nhiều hình thức; quán triệt sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và nhân dân về ý nghĩa, mục đích, yêu cầu, những nội dung cơ bản cũng nhƣ phƣơng pháp triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Phải kết hợp chặt chẽ việc tuyên truyền về dân chủ với tuyên truyền, phổ biến về pháp luật sao cho mọi ngƣời dân thấy rõ quyền và trách nhiệm của mình. Chính quyền xã phải tạo môi trƣờng dân chủ thực sự lành mạnh, tạo cơ hội cho nhân dân bày tỏ ý kiến và nguyện vọng cá nhân với tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể.
Hai là, phải thực hiện tốt hai hình thức dân chủ ở cơ sở. Cần phát huy tốt chế độ dân chủ đại diện; nâng cao chất lƣợng và hiệu lực của các cơ quan, tổ chức do nhân dân bầu ra nhƣ: Mặt trận tổ quốc, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Đoàn thanh niên… Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức trên và của ngƣời đứng đầu các tổ chức ấy; công khai thông báo để nhân dân biết, tiện việc liên hệ. Thực hiện có hiệu quả chế độ dân chủ trực tiếp tại cơ sở để nhân dân bàn bạc, quyết định những công việc quan trọng, gắn liền với lợi ích của nhân dân nhƣ: định hƣớng sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, thu chi tài chính, các khoản đóng góp của nhân dân…
Ba là, việc thực hiện dân chủ ở cơ sở phải gắn liền với phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao dân trí. Trình độ phát triển kinh tế – xã hội, trình độ dân trí ở cơ sở là kết quả của quá trình lao động sáng tạo, quá trình phát huy
quyền làm chủ của nhân dân. Ngƣợc lại, thực hiện dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân cũng dựa trên nền tảng của trình độ phát triển nền kinh tế – xã hội, trình độ dân trí của nhân dân. Vì vậy, chính quyền xã phải cần tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở; xác định đó là nhiệm vụ thƣờng xuyên, là giải pháp tích cực đảm bảo cho sự ổn định vững chắc và phát triển mọi mặt của địa phƣơng.
Bốn là, thực hiện dân chủ ở cơ sở phải phù hợp với Hiến pháp, pháp luật, gắn liền với kỷ luật - kỷ cƣơng, phong tục tập quán ở địa phƣơng. Chính quyền xã xây dựng thói quen sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; coi đây là cơ sở để đảm bảo cho mỗi cá nhân đƣợc tự do phát huy quyền làm chủ của mình.
Năm là, gắn việc thực hiện dân chủ ở cơ sở với quá trình cải cách hành chính, sửa đổi cơ chế, chính sách và các thủ tục không thích hợp. Thực hiện dân chủ ở cơ sở phụ thuộc phần lớn vào cơ chế chính sách, các quy định về thủ tục mà nhân dân phải tuân theo. Các chính sách kinh tế, xã hội, văn hóa, chính sách dân tộc … đều tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Có chính sách đúng chƣa đủ, phải có cơ chế thích hợp để chính sách đó đi vào cuộc sống, phát huy sức mạnh của nhân dân. Sự thống nhất Đảng lãnh đạo, Nhà nƣớc quản lý, nhân dân làm chủ phải đƣợc thực hiện nhất quán từ trung ƣơng đến chính quyền cơ sở nói chung và chính quyền xã nói riêng. Cùng với những vấn đề trên, phải lƣợc bớt những khâu trung gian, các thủ tục phiền hà để chính quyền xã sát dân, hƣớng vào giải quyết mọi nhu cầu chính đáng của dân.
Sáu là, muốn thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở thì chính quyền xã phải xây dựng đơn vị cơ sở, cộng đồng dân cƣ, thôn, làng, bản, ấp… đoàn kết, văn minh, tiến bộ. Vì đây là nơi sinh sống, nơi làm việc hàng ngày, là nơi thực hiện dân chủ một cách rộng rãi và trực tiếp nhằm giải quyết mọi công việc
trong nội bộ đời sống dân cƣ. Chính quyền xã xây dựng cộng đồng dân cƣ ở cơ sở thực sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, sống có văn hóa, trật tự an ninh đảm bảo, kinh tế phát triển, đời sống ngày một phồn vinh sẽ là môi trƣờng thuận lợi thực hiện dân chủ trên địa bàn.
Bảy là, chính quyền xã phải tăng cƣờng, đổi mới công tác kiểm tra, coi đó là nhiệm vụ thƣờng xuyên của cấp ủy ở từng cơ sở; kết hợp thực hiện tốt công tác tự phê bình và phê bình trong nội bộ của Đảng, của cán bộ đảng viên trƣớc nhân dân; chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tăng cƣờng quan hệ gắn giữa cán bộ với nhân dân. Nơi nào nội bộ mất đoàn kết, cán bộ có sai phạm thì chính quyền xã giải quyết dứt điểm, xử lý phân minh. Chính quyền xã phải xây dựng truyền thống của cán bộ, đảng viên gƣơng mẫu, có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc cũng nhƣ các quy định của địa phƣơng. Kiên quyết đƣa ra khỏi bộ máy của Đảng và chính quyền xã những cán bộ, đảng viên, công chức thoái hóa, biến chất, tham nhũng, sách nhiễu dân và kịp thời thay thế những ngƣời không đáp ứng yêu cầu công việc.
Các biện pháp trên phải đƣợc chính quyền xã tiến hành một cách đồng bộ, triệt để nhằm thực hiện dân chủ ở cơ sở, nâng cao lòng tin của dân vào Đảng và chính quyền; góp phần cùng Đảng và Nhà nƣớc xây dựng thành công Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.