Hoàn thiện, nâng cao hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân xã

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của chính quyền xã theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trang 88)

Trong những năm qua, cùng với quá trình cải cách kinh tế, việc nghiên cứu và tiến hành cải cách bộ máy nhà nƣớc, từng bƣớc đổi mới tổ chức – hoạt động của cơ quan quyền lực nhà nƣớc đã đƣợc Đảng – Nhà nƣớc ta đặc biệt quan tâm. Với định hƣớng xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân nên vấn đề hoàn thiện cơ chế giám sát của các cơ quan nhà nƣớc nói chung và của Hội đồng nhân dân nói riêng đối với việc thực hiện quyền lực nhà nƣớc là rất quan trọng. Trong hệ thống giám sát, kiểm tra đối với bộ máy nhà nƣớc thì Hội đồng nhân dân là bộ phận cấu thành của cơ chế giám sát, kiểm tra nhà nƣớc. Hội đồng nhân dân một mặt là đối tƣợng chịu sự giám sát; mặt khác cũng là chủ thể thực hiện giám sát. Đây là sự thể hiện của quan niệm cũng nhƣ thực tế trong hệ thống chính trị nƣớc ta là không có cơ quan nhà nƣớc nào lại nằm ngoài sự kiểm tra, giám sát của xã hội và của nhà nƣớc. Sở dĩ

Hội đồng nhân dân xã có thể trở thành chủ thể thực hiện hoạt động giám sát là do vị trí, tính chất của nó trong bộ máy nhà nƣớc. Trong bộ máy nhà nƣớc ta, Hội đồng nhân dân xã là cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng, do nhân dân địa phƣơng bầu ra, đại diện cho nhân dân địa phƣơng trong việc thực hiện quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng. Với vị trí, tính chất đó Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003 đã quy định: Hội đồng nhân dân xã thực hiện quyền giám sát đối với các đối tƣợng sau đây: Thƣờng trực Hội đồng nhân dân (Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã); Uỷ ban nhân dân xã; các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và của công dân ở địa phƣơng.

Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân xã đƣợc thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau:

Một là, giám sát tại kỳ họp. Đây là hình thức giám sát quan trọng nhất của Hội đồng nhân dân xã vì kỳ họp là hình thức hoạt động chủ yếu và cao nhất của Hội đồng nhân dân. Tại kỳ họp, Hội đồng nhân dân xem xét các báo cáo của Uỷ ban nhân dân về mọi mặt hoạt động ở địa phƣơng; chất vấn cơ quan, ngƣời có trách nhiệm. Trong trƣờng hợp cần thiết, Hội đồng nhân dân xã xem xét và ra Nghị quyết về những vấn đề giám sát cụ thể.

Hai là, giám sát thông qua Thƣờng trực Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã. Các chủ thể này có quyền giám sát hoạt động của Uỷ ban nhân dân xã; giám sát các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân trong việc thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nƣớc cấp trên và các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã.

Ba là, giám sát thông qua hoạt động của các đại biểu Hội đồng nhân dân

biểu còn thực hiện việc giám sát ngoài kỳ họp. Đại biểu có quyền yêu cầu các cơ quan, đơn vị chấm dứt việc làm trái pháp luật, đôn đốc, theo dõi việc giải quyết khiếu nại và trách nhiệm tƣơng ứng của các cơ quan, đơn vị này.

Hiện nay, chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp nói chung và Hội đồng nhân dân xã nói riêng đã có xu hƣớng ngày càng đƣợc tăng cƣờng, hoàn chỉnh và thể hiện rõ ràng hơn. Tuy nhiên cho đến nay, hoạt động này vẫn còn rất nhiều điểm bất cập. Để tăng cƣờng hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân xã chúng ta phải hoàn thiện hơn nữa về cơ chế giám sát của Hội đồng nhân dân theo hƣớng sau:

Một là, xác lập mối quan hệ lãnh đạo đúng đắn giữa cấp ủy Đảng và Hội

đồng nhân dân xã. Hiện nay, hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân xã thƣờng đƣợc thực hiện theo sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng nên thụ động, thiếu tranh luận, bàn bạc; mang tính hình thức. Việc xây dựng các chƣơng trình giám sát, cách tổ chức việc giám sát, việc đảm bảo tính khách quan – chính xác trong giám sát, xử lý kết luận giám sát… chƣa đƣợc thực hiện một cách nghiêm túc. Vì vậy, cấp ủy Đảng chỉ nên thực hiện sự lãnh đạo đối với Hội đồng nhân dân trên những đƣờng hƣớng và kiểm tra việc thực hiện đƣờng hƣớng ấy. Hội đồng nhân dân xã tự quyết định và chịu trách nhiệm về các hoạt động giám sát của mình.

Hai là, cần tăng số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng đại biểu Hội đồng nhân dân xã nhằm đáp ứng yêu cầu và hiệu quả của hoạt động giám sát. Hiện nay, trình độ đại biểu Hội đồng nhân dân xã còn nhiều bất cập, chƣa tƣơng xứng với yêu cầu về ngƣời đại biểu trong tình hình mới nên hoạt động giám sát của đại biểu chƣa có hiệu quả cao. Đại biểu Hội đồng nhân dân xã muốn thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát thì bản thân họ phải có năng lực,

trình độ, có kiến thức chuyên môn về các lĩnh vực giám sát. Vì vậy cần chú trọng đến tiêu chuẩn đại biểu Hội đồng nhân dân, thƣờng xuyên bồi dƣỡng, nâng cao trình độ chuyên môn và phƣơng pháp hoạt động của đại biểu.

Ba là, cần xây dựng một Luật về giám sát của Hội đồng nhân dân. Hiện nay, chúng ta đã có Luật giám sát của Quốc hội. Tuy có nét tƣơng đồng về phƣơng thức giám sát, hậu quả giám sát nhƣng giám sát của Hội đồng nhân dân khác với giám sát của Quốc hội về đối tƣợng giám sát, phạm vi giám sát, mức độ và chủ thể giám sát… Mặt khác, hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân xã mới chỉ đƣợc quy định về những vấn đề quan trọng, có tính nguyên tắc; thiếu chi tiết, cụ thể nên còn nhiều lúng túng, không thống nhất khi thực hiện. Các quy định của pháp luật về thủ tục, trình tự giám sát còn sơ sài, chƣa đầy đủ. Trên thực tế, hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân xã chủ yếu đƣợc tiến hành theo kinh nghiệm, ý thức của các bên tham gia quan hệ giám sát. Đây là một trong những nguyên nhân khiến hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân xã khó thực hiện hoặc thực hiện kém hiệu quả trong thực tế. Các quy định về biện pháp xử lý trong các trƣờng hợp cơ quan, tổ chức, cán bộ - công chức gây cản trở, không thực hiện các yêu cầu của Hội đồng nhân dân hoặc từ chối hợp tác với Hội đồng nhân dân chƣa đƣợc pháp luật xác định, rõ ràng. Xuất phát từ ý nghĩa của hoạt động giám sát, xuất phát từ vai trò của chính quyền xã trong bộ máy nhà nƣớc và xuất phát từ những hạn chế nêu trên trong các quy định của pháp luật về hoạt động giám sát nên đòi hỏi phải có một đạo luật về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân bao gồm các nội dung sau đây:

- Chủ thể thực hiện quyền giám sát: toàn thể đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp, Thƣờng trực Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân.

- Quyền hạn của chủ thể thực hiện quyền giám sát. - Đối tƣợng chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân.

- Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi đƣợc yêu cầu tham gia vào hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân.

- Hậu quả của giám sát và chế tài đối với hành vi không thực hiện các quy định của pháp luật về giám sát.

- Thủ tục thực hiện quyền giám sát.

Hoàn thiện cơ chế giám sát của Hội đồng nhân dân xã nói riêng và của các cơ quan quyền lực nhà nƣớc nói chung là đảm bảo thực hiện quyền lực nhân dân thông qua bộ máy Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa; Nhà nƣớc của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân nhằm hƣớng tới một xã hội công bằng, dân chủ, phồn thịnh và văn minh.

3.2.3. Xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức của chính quyền xã

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của chính quyền xã theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)