d. Hoạt động của Ủy ban nhân dân xã
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và các chính sách có liên quan đến tổ chức và hoạt động của chính quyền xã
đến tổ chức và hoạt động của chính quyền xã
Để đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý nhà nƣớc trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nƣớc ta chủ trƣơng phải kiện toàn bộ máy chính quyền xã đủ sức quản lý, giải quyết kịp thời, đúng thẩm quyền những vấn đề cuộc sống đặt ra và nhân dân đòi hỏi. Nhằm cụ thể hóa các chủ trƣơng trên của
Đảng, pháp luật cần phải đƣợc đổi mới và hoàn thiện trong việc điều chỉnh tổ chức - hoạt động của chính quyền xã. Chính quyền xã hoạt động có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào các quy định của pháp luật về tổ chức bộ máy, về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền… Trong những năm gần đây, Nhà nƣớc ta đã tiến hành rà soát, ban hành, sửa đổi, bổ sung rất nhiều các văn bản về chính quyền địa phƣơng nói chung và về chính quyền xã nói riêng. Cùng với những thành tựu đạt đƣợc thì trong hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh về chính quyền địa phƣơng nói chung và chính quyền xã nói riêng hiện nay vẫn còn những bất cập nhất định làm hạn chế sự chủ động, sáng tạo của chính quyền xã. Vì vậy, phải hoàn thiện hệ thống pháp luật và các chính sách có liên quan đến tổ chức - hoạt động của chính quyền xã theo hƣớng:
Thứ nhất là, đảm bảo tính độc lập tƣơng đối của chính quyền xã. Là một
cấp chính quyền, cấp xã chỉ có thể chủ động thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của mình khi đƣợc phân cấp về nhiệm vụ, quyền hạn cũng nhƣ nguồn lực, tài chính kèm theo một chế độ trách nhiệm rõ ràng tức là phải có sự độc lập tƣơng đối với chính quyền cấp trên. Hiện nay, trong tổ chức và hoạt động của mình chính quyền xã chƣa thật sự chủ động, vẫn còn lệ thuộc nhiều vào cấp trên.
Thứ hai là, pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền xã phải chứa đựng đầy đủ các nội dung về tổ chức và hoạt động của chính quyền xã và phải bổ sung những vấn đề sau:
- Mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã. - Quan hệ giữa của Hội đồng nhân dân xã với Hội đồng nhân dân huyện và giữa Ủy ban nhân dân xã với Ủy ban nhân dân huyện.
- Quan hệ giữa chính quyền xã với cấp ủy đảng địa phƣơng, với Mặt trận và các thành viên cũng nhƣ các tổ chức xã hội khác ở địa phƣơng.
- Quan hệ giữa chính quyền xã với các tổ chức tự quản của nhân dân.
- Quan hệ giữa chính quyền xã với dân cƣ ở địa phƣơng.
Thứ ba là, pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền xã phải đồng bộ và thống nhất. Chỉ khi có đầy đủ các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động của chính quyền xã thì Nhà nƣớc mới có thể xây dựng đƣợc chính quyền xã thực sự vững mạnh. Mặt khác, các quy phạm pháp luật này phải tạo thành một hệ thống. Để một hệ thống vận hành hiệu quả thì các bộ phận của hệ thống cần có sự phát triển đồng bộ và không đƣợc mâu thuẫn, chồng chéo. Để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất thì đòi hỏi các cơ quan nhà nƣớc phải tuân thủ nguyên tắc pháp chế khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về tổ chức và hoạt động của chính quyền xã. Phải đảm bảo ban hành đúng thẩm quyền và tôn trọng tính thứ bậc về hiệu lực quản lý của các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nƣớc.
Thứ tư là, pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền xã phải vận động theo xu hƣớng tăng cƣờng sự tham gia của nhân dân vào tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, mở rộng dân chủ trực tiếp ở cơ sở. Với bản chất của Nhà nƣớc ta là nhà nƣớc của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân nên tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc đều phải có sự tham gia của nhân dân để thể hiện phƣơng châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Bên cạnh việc phát huy các hình thức dân chủ đại diện, chúng ta cần mở rộng hơn nữa các hình thức dân chủ trực tiếp. Cần có cơ chế và các biện pháp cụ thể, đa dạng, phù hợp để thực hiện dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra đối với các quyết định quan trọng ở địa phƣơng và đối với các hoạt động của chính quyền xã.
Điều đó cho thấy chúng ta cần thiết phải xây dựng một đạo luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền xã.