Điều 123 của Hiến pháp 1992 quy định: “Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nƣớc ở địa phƣơng, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan nhà nƣớc cấp trên và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân”. Nhƣ vậy, theo quy định của pháp luật thì Ủy ban nhân dân xã có vị trí, tính chất sau:
Thứ nhất, Ủy ban nhân dân xã là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân
dân. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng, quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phƣơng. Tuy nhiên, Hội đồng nhân dân hoạt động không thƣờng xuyên (mỗi năm họp 2 kỳ). Vì vậy, kế hoạch ngân sách ở địa phƣơng cũng nhƣ các chủ trƣơng, biện pháp nhằm phát triển kinh tế xã hội ở địa phƣơng mà Hội đồng nhân dân đã thông qua chỉ có thể đƣợc thực hiện thông qua Ủy ban nhân dân. Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân; chịu trách nhiệm chấp hành và báo cáo công tác trƣớc Hội đồng nhân dân.
Thứ hai, Ủy ban nhân dân là cơ quan hành chính Nhà nƣớc ở địa phƣơng.
Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành các quyết định của cơ quan Nhà nƣớc cấp trên; chịu trách nhiệm chấp hành và báo cáo công tác trƣớc Ủy ban nhân dân cấp trên. Để thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, Ủy ban nhân dân phải có thực lực, tức là phải nắm, phải quản lý đối với con ngƣời, đối với những cơ sở vật chất cũng nhƣ những tiềm năng khác
của địa phƣơng. Do đó, hoạt động quản lý của Ủy ban nhân dân có những đặc trƣng khác với hoạt động quản lý của cơ quan nhà nƣớc khác.
- Quản lý hành chính nhà nƣớc là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất và là chức năng của Ủy ban nhân dân.
- Hoạt động quản lý của Ủy ban nhân dân mang tính toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, an ninh – quốc phòng… đối với mọi đối tƣợng.
- Hoạt động quản lý của Ủy ban nhân dân mang tính thống nhất. Ủy ban nhân dân quản lý nhà nƣớc ở địa phƣơng trên những quy định của Chính Phủ, các cơ quan thuộc Chính Phủ và các cơ quan quản lý nhà nƣớc cấp trên. Mặt khác, hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nƣớc ở địa phƣơng phải phù hợp với sự quản lý thống nhất của Ủy ban nhân dân.
- Hoạt động quản lý của Ủy ban nhân dân chỉ giới hạn trong phạm vi một địa phƣơng nhất định. Ủy ban nhân dân ở địa phƣơng nào chỉ quản lý đối với địa phƣơng đó, không có quyền quản lý đối với địa phƣơng khác.
Nhƣ vậy ta thấy, Ủy ban nhân dân không chỉ là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân mà còn là cơ quan hành chính nhà nƣớc ở địa phƣơng. Hoạt động quản lý của Ủy ban nhân dân ngày càng thực sự là hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc – quản lý bằng pháp luật.