Thực trạng về mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã trong hoạt động điều hành xã

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của chính quyền xã theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trang 68)

d. Hoạt động của Ủy ban nhân dân xã

2.2.4. Thực trạng về mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã trong hoạt động điều hành xã

nhân dân xã trong hoạt động điều hành xã

Trong những năm gần đây, hoạt động của Hội đồng nhân dân xã có nhiều đổi mới, từng bƣớc khẳng định đƣợc vai trò đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân địa phƣơng và là cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng. Có đƣợc kết quả đó trƣớc hết bắt nguồn từ sự

lãnh đạo của Đảng trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nƣớc; có hệ thống pháp luật đang đƣợc xây dựng ngày càng tiên tiến, phù hợp, đồng bộ; từ sự hoạt động tích cực của các đại biểu, của Hội đồng nhân dân và của Ủy ban nhân dân xã. Cùng với việc phát huy chức năng và quyền hạn của mỗi tổ chức để thực hiện nhiệm vụ theo luật định thì mối quan hệ phối hợp công tác giữa Thƣờng trực Hội đồng nhân dân với Ủy ban nhân dân xã có vai trò rất quan trọng đối với hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân. Bàn về mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân xã, Ủy ban nhân dân xã trong hoạt động điều hành xã chính là đề cập đến quan hệ trong các lĩnh vực công tác sau đây:

Một là, phối hợp trong công tác chuẩn bị nội dung kỳ họp: xác định nội dung, chuẩn bị các báo cáo, đề án trình Hội đồng nhân dân tại kỳ họp; đôn đốc các cơ quan chuẩn bị nội dung cho kỳ họp. Kỳ họp Hội đồng nhân dân xã là một hoạt động chủ yếu của Hội đồng nhân dân xã. Các Nghị quyết của kỳ họp có chất lƣợng tốt, tính khả thi cao là thành công của kỳ họp. Công tác chuẩn bị các nội dung kỳ họp là khâu rất quan trọng do Thƣờng trực Hội đồng nhân dân chủ trì phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan trong đó Ủy ban nhân dân có vai trò chủ yếu chuẩn bị hầu hết các văn bản báo cáo và tờ trình. Trƣớc các kỳ họp, Thƣờng trực Hội đồng nhân dân xã tổ chức cuộc họp với Ủy ban nhân dân xã để thống nhất nội dung, chƣơng trình, thời gian của kỳ họp. Thƣờng trực Hội đồng nhân dân xã căn cứ nội dung, chƣơng trình, căn cứ chức năng – nhiệm vụ theo luật định; phân công Ủy ban nhân dân xã chuẩn bị nội dung các báo cáo, các đề án, các tờ trình, dự thảo Nghị quyết và trình ra kỳ họp. Trong quá trình chuẩn bị đó rất cần sự thông tin qua lại, kịp thời trao đổi ý kiến giữa Thƣờng trực với Ủy ban nhân dân xã để có đủ thời gian xây dựng các báo cáo có chất lƣợng. Công tác chuẩn bị cho kỳ họp Hội đồng nhân dân là khâu rất quan

trọng, bao hàm nhiều nội dung trong hoạt động của Hội đồng nhân dân xã và đƣợc chuẩn bị ngay từ khi kết thúc kỳ họp trƣớc vì thế công tác này phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã.

Hai là, phối hợp trong công tác tiếp xúc cử tri, tổng hợp ý kiến, kiến nghị các cử tri trƣớc kỳ họp. Để việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân xã đạt hiệu quả cao, các cuộc tiếp xúc phải đƣợc chuẩn bị và tổ chức chu đáo, đúng quy trình, đúng luật. Đại biểu Hội đồng nhân dân xã thông báo với cử tri dự kiến nội dung chƣơng trình của kỳ họp, báo cáo kết quả giải quyết kiến nghị cử tri đã gửi lên kỳ họp trƣớc. Hai báo cáo này do Ủy ban nhân dân xã chuẩn bị. Những ý kiến, kiến nghị qua tiếp xúc cử tri cần trình lên kỳ họp, Thƣờng trực Hội đồng nhân dân xã tổng hợp để trình đồng thời lựa chọn những vấn đề búc xúc, nhiều cử tri quan tâm kiến nghị gửi Ủy ban nhân dân xã giải quyết, báo cáo và giải trình bằng văn bản.

Ba là, phối hợp trong thảo luận và chất vấn tại kỳ họp. Hoạt động chất vấn đƣợc thực hiện trong, ngoài kỳ họp và thời gian giữa hai kỳ họp. Đối với các hoạt động trong kỳ họp, Thƣờng trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã thảo luận, tham gia chất vấn, trả lời chất vấn theo tính chất nội dung vấn đề. Sau kỳ họp, các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện các kết luận về vấn đề đã giải trình, trả lời chất vấn. Ủy ban nhân dân xã chỉ đạo thực hiện và trả lời; Thƣờng trực Hội đồng nhân dân xã đôn đốc giám sát việc thực hiện đến khi hoàn thành.

Bốn là, phối hợp trong hoạt động giám sát. Hội đồng nhân dân xã tổ chức các cuộc giám sát hàng năm và các cuộc giám sát khác trong năm do yêu cầu của tình hình thông qua kiến nghị cử tri, ý kiến đại biểu Hội đồng nhân dân hoặc yêu cầu công tác lãnh đạo. Trƣớc khi giám sát, Thƣờng trực Hội đồng nhân dân xã thông báo đến Ủy ban nhân dân xã. Trong thời gian

giám sát, có vấn đề cần kiến nghị, đoàn giám sát kiến nghị đơn vị đƣợc giám sát giải quyết đồng thời báo cáo đến Ủy ban nhân dân chỉ đạo nếu đó là vấn đề cấp bách. Sau khi có công bố báo cáo kết quả giám sát, Ủy ban nhân dân xã chỉ đạo thực hiện các kiến nghị giám sát; Thƣờng trực Hội đồng nhân dân xã phải thƣờng xuyên theo dõi đôn đốc việc thực hiện cho đến khi các kiến nghị đƣợc giải quyết xong và báo cáo Hội đồng nhân dân xã. Thực tế cho thấy, các kiến nghị giám sát đƣợc thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả là do sự phối hợp nhịp nhàng, đề cao trách nhiệm của Thƣờng trực và Ủy ban nhân dân xã trong quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện.

Năm là, phối hợp trong việc chuẩn bị dự thảo các Nghị quyết của kỳ họp. Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2004 thì các dự thảo Nghị quyết Hội đồng nhân dân xã do Ủy ban nhân dân xã soạn thảo, Thƣờng trực Hội đồng nhân dân xã góp ý trƣớc khi trình kỳ họp. Đây là một quy định mới về trách nhiệm và quy trình soạn thảo, trình văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, vì thế cơ quan soạn thảo và trình văn bản (Ủy ban nhân dân) cần chủ động phối hợp với Thƣờng trực Hội đồng nhân dân xã ngay từ khi bắt đầu.

Sáu là, phối hợp trong việc triển khai Nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Khi Nghị quyết kỳ họp đƣợc ban hành, Ủy ban nhân dân xã tiến hành triển khai bằng kế hoạch chỉ đạo tổ chức thực hiện; đại biểu Hội đồng nhân dân xã đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đúng nội dung và tiến độ. Trong quá trình thực hiện, nếu thấy có vấn đề vƣớng mắc Ủy ban nhân dân cần kịp thời trao đổi với Thƣờng trực Hội đồng nhân dân xã để cùng bàn biện pháp giải quyết.

Bảy là, đối với công tác tiếp dân, giải quyết đơn thƣ khiếu nại – tố cáo. Các đơn thƣ của công dân gửi về Thƣờng trực Hội đồng nhân dân xã đều

đƣợc phân loại. Những đơn thƣ nào thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân xã thì chuyển giao cho Ủy ban nhân dân xem xét, nghiên cứu giải quyết và trả lời trƣớc công dân. Ủy ban nhân dân phải có trách nhiệm thông báo tới Thƣờng trực Hội đồng nhân dân xã để đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Đối với những vụ việc quan trọng, Thƣờng trực Hội đồng nhân dân xã nghiên cứu cùng Ủy ban nhân dân bàn bạc trao đổi cách thức giải quyết.

Trong thời gian qua, mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân xã, Ủy ban nhân dân xã đã có những chuyển biến rất tích cực. Tuy nhiên cũng còn một số hạn chế nhƣ: sự phối hợp nhiều khi còn lỏng lẻo, hiệu quả thấp, thiếu chặt chẽ và theo xu hƣớng “mạnh ai ngƣời nấy làm”. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng nhƣng hoạt động còn mang tính hình thức; Uỷ ban nhân dân ôm đồm về chức năng, nhiệm vụ, không thực sự là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân xã. Thực trạng đó đã làm cho hoạt động quản lý nhà nƣớc ở địa phƣơng nhiều khi lâm vào tình thế bị động, đối phó, dẫn đến hiệu quả quản lý thấp; thậm chí gây cho ngƣời dân tâm trạng bức xúc, nảy sinh khiếu nại – khiếu kiện phức tạp.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của chính quyền xã theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trang 68)