Bộ máy nhà nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đƣợc tổ chức trên cơ sở các quy định của Hiến pháp 1992, là một bƣớc phát triển quan trọng trong lịch sử tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc kể từ năm 1945 đến nay. Hiến pháp 1992 đã xác định mô hình nhà nƣớc phù hợp với các mục tiêu của quá trình chuyển đổi cơ chế từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện chức năng cai trị của mình và để thuận tiện hơn trong việc thực hiện các quyết định của cơ quan cấp trên, Nhà nƣớc trung ƣơng tiến hành phân chia theo vùng trên toàn bộ lãnh thổ. Với bản chất là Nhà nƣớc của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân nên ở nƣớc ta việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nƣớc trên từng vùng lãnh thổ địa phƣơng còn nhằm mục đích chính là
tổ chức cho nhân dân trên các vùng lãnh thổ khác nhau của đất nƣớc thực hiện quyền làm chủ của mình trong việc quản lý đất nƣớc. Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nƣớc cũng nhƣ cơ cấu tổ chức hệ thống chính quyền địa phƣơng của mỗi nƣớc có những đặc thù khác nhau song dù tổ chức theo mô hình nào thì chính quyền địa phƣơng (trong đó có chính quyền xã) vẫn là một bộ phận hợp thành và tất yếu của hệ thống chính quyền nhà nƣớc của bất cứ quốc gia nào.
Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về chính quyền địa phƣơng. Xét về giác độ tổ chức bộ máy nhà nƣớc, theo nghĩa rộng thì chính quyền địa phƣơng gồm tất cả các cơ quan nhà nƣớc nằm trong hệ thống quyền lực, có hoạt động trong phạm vi lãnh thổ của địa phƣơng nhƣ: cơ quan quyền lực, cơ quan hành pháp, cơ quan tƣ pháp. Theo nghĩa hẹp thì chỉ bao gồm tổ chức và hoạt động của các cơ quan ra quyết nghị, cơ quan hành pháp và các bộ phận trực thuộc cơ quan hành pháp. Trong luận văn này, tác giả tiếp cận khái niệm chính quyền địa phƣơng (trong đó có chính quyền xã) theo nghĩa hẹp tức là các thể chế nhà nƣớc trên địa bàn xã nắm quyền lực nhà nƣớc bao gồm: Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Hội đồng nhân dân xã là cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở xã, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền là chủ của nhân dân; chịu trách nhiệm trƣớc nhân dân địa phƣơng và cơ quan nhà nƣớc cấp trên. Ủy ban nhân dân xã do Hội đồng nhân dân xã bầu ra và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phê chuẩn; là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nƣớc ở địa phƣơng; chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nƣớc cấp trên và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã.