Bảo đảm sự phân cấp hợp lý giữa các cấp chính quyền địa phƣơng nói chung và đối với chính quyền xã nói riêng

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của chính quyền xã theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trang 80)

d. Hoạt động của Ủy ban nhân dân xã

3.1.3. Bảo đảm sự phân cấp hợp lý giữa các cấp chính quyền địa phƣơng nói chung và đối với chính quyền xã nói riêng

phƣơng nói chung và đối với chính quyền xã nói riêng

Nhà nƣớc Việt Nam từ khi ra đời cho đến nay đều có sự kết hợp giữa tập trung và phân cấp trong quản lý đất nƣớc. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi chúng ta đang thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trƣờng, mở rộng dân chủ thì vấn đề phân cấp quản lý giữa các cấp quyền địa phƣơng nói chung và đối với chính quyền xã nói riêng trở thành một yêu cầu cấp bách. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành trung ƣơng Đảng khóa VIII đã đề ra một nhiệm vụ: phải phân định trách nhiệm, thẩm quyền giữa các cấp chính quyền theo hƣớng phân cấp rõ hơn cho địa phƣơng. Trong Chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2001 – 2010 của Chính Phủ cũng xác định phân cấp quản lý là một trong những nội dung chủ yếu của công cuộc cơ cấu nền hành chính ở nƣớc ta hiện nay. Phân cấp hợp lý cho chính quyền xã đòi hỏi pháp luật phải phân định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cho chính quyền xã

một cách cụ thể trên nguyên tắc: việc nào chính quyền xã giải quyết sát với thực tế hơn, có hiệu quả hơn thì giao nhiệm vụ, thẩm quyền cho chính quyền xã. Vì trung ƣơng cần tập trung vào giải quyết những vấn đề chính trị, quốc phòng, ngoại giao, ban hành hệ thống pháp luật, điều tiết nền kinh tế ở tầm vĩ mô. Chức năng chủ yếu của chính quyền địa phƣơng nói chung và chính quyền xã nói riêng là các vấn đề có tính chất đáp ứng các nhu cầu nội bộ của cộng đồng dân cƣ nhƣ: giáo dục, văn hóa, y tế, an ninh trật tự địa phƣơng, an toàn xã hội với mục đích nâng cao chất lƣợng đời sống cƣ dân địa phƣơng về mọi mặt. Việc phân cấp hợp lý cho chính quyền xã còn có ý nghĩa khơi dậy tính chủ động tự quản, tự quyết định đến từng cơ sở, sẽ giúp khai thác hết các tiềm năng vật chất và trí tuệ của từng ngƣời dân, từng địa phƣơng. Pháp luật cần đảm bảo những điều kiện tốt nhất để chính quyền xã thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ, quyền hạn đã đƣợc phân cấp. Đồng thời, pháp luật cần quy định rõ trách nhiệm của chính quyền xã trong việc thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn; thiết lập cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với hoạt động của chính quyền xã.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của chính quyền xã theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trang 80)