Những yêu cầu của nhà nƣớc pháp quyền đối với tổ chức và hoạt động của chính quyền xã

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của chính quyền xã theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trang 29)

có tính chiến lƣợc của Đảng và Nhà nƣớc ta trong quá trình xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

1.2.3. Những yêu cầu của nhà nƣớc pháp quyền đối với tổ chức và hoạt động của chính quyền xã động của chính quyền xã

Mô hình tổ chức chính quyền xã ở nƣớc ta hiện nay đã và đang khẳng định đƣợc tính ƣu việt của nó; đã và đang thực hiện đƣợc mục tiêu xây dựng bộ máy nhà nƣớc thật sự có hiệu quả, thích ứng với cơ chế kinh tế – xã hội của công cuộc đổi mới. Vấn đề này chỉ có thể giải quyết trong tổng thể chủ trƣơng chung của Đảng và Nhà nƣớc trong việc xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Từ những đặc trƣng của Nhà nƣớc pháp quyền; từ vị trí, vai trò của chính quyền xã tác giả bƣớc đầu đƣa ra một số yêu cầu của Nhà nƣớc pháp quyền đối với tổ chức và hoạt động của chính quyền xã nhƣ sau:

Thứ nhất, bộ máy chính quyền xã phải gọn nhẹ; có sự phân công, phân cấp rõ ràng giữa các cấp chính quyền.

Bộ máy chính quyền xã là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nƣớc thống nhất từ trung ƣơng xuống địa phƣơng. Chúng đƣợc tổ chức ra để trực tiếp quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và chăm lo đời sống của nhân dân trên địa bàn lãnh thổ. Việc phân công, phân cấp nhiệm vụ – quyền hạn giữa các cấp chính quyền cần phải xuất phát từ vị trí, tính chất của chính quyền xã. Vì chính quyền xã là chính quyền gần

dân nhất, trực tiếp tổ chức các hoạt động phục vụ nhân dân; là nơi nhân dân có điều kiện thuận lợi để thực hiện quyền làm chủ của mình nên những nhiệm vụ mang tính tự quản của chính quyền xã cần đƣợc pháp luật ghi nhận. Phát huy dân chủ, tính độc lập và trách nhiệm của chính quyền xã trong việc giải quyết các vấn đề có ý nghĩa ở địa phƣơng. Đảm bảo sự liên kết và phối hợp giữa trung ƣơng và địa phƣơng; sự hỗ trợ từ phía trung ƣơng đối với một số hoạt động của địa phƣơng. Việc phân định thẩm quyền phải đảm bảo nguyên tắc bình đẳng của các địa phƣơng, mặt khác cũng phải thể hiện đặc thù của mỗi loại đơn vị hành chính lãnh thổ. Không thể phân cấp đồng loạt ở tất cả các địa phƣơng mà phải phân biệt giữa đô thị và nông thôn và tập trung chủ yếu vào trình độ phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội.

Tính thống nhất của quyền lực nhà nƣớc đƣợc quy định bởi nguyên lý về chủ quyền nhân dân. Ở Nhà nƣớc ta, tất cả quyền lực nhà nƣớc bắt nguồn từ nhân dân, thuộc về nhân dân và tập trung thống nhất vào nhân dân; nhân dân sử dụng quyền lực nhà nƣớc một cách trực tiếp và gián tiếp thông qua sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nƣớc và trong sự phân cấp giữa trung ƣơng và địa phƣơng. Trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt là trong giai đoạn xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; việc cải cách bộ máy nhà nƣớc nói chung và bộ máy chính quyền xã nói riêng, làm cho bộ máy tinh gọn, đảm bảo sự điều hành thông suốt, có hiệu lực từ chính quyền xã có một ý nghĩa rất quan trọng.

Thứ hai, tính hiệu lực, hiệu quả của chính quyền xã.

Xây dựng chính quyền xã vững mạnh, hoạt động có hiệu lực – hiệu quả là một trong những tiền đề quan trọng để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa cũng nhƣ trong quá trình xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền. Một Nhà nƣớc muốn vững mạnh thì phải có một hệ thống chính quyền địa phƣơng nói chung và chính quyền xã nói riêng trong

sạch, có đủ năng lực để đảm nhận đƣợc vai trò của mình. Cùng với quá trình đổi mới đất nƣớc thì sự đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã là một yêu cầu cấp bách. Hiện nay, năng lực quản lý, năng lực của đội ngũ cán bộ - công chức, việc quyết định - điều hành của chính quyền xã còn nhiều bất cập, trì trệ, thụ động, chƣa thực sự đảm bảo dân chủ – kỷ luật và kỷ cƣơng. Chính điều này đã kìm hãm sự phát triển nhanh, bền vững và đúng hƣớng của chính quyền xã trong quá trình xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền. Vấn đề lớn nhất hiện nay là cần phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nƣớc nói chung và chính quyền xã nói riêng. Làm tốt đƣợc điều này sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh cải cách hành chính phù hợp với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.

Thứ ba, sự phục vụ của chính quyền xã đối với các cá nhân, tổ chức, công dân trong Nhà nƣớc pháp quyền.

Một trong những đặc trƣng rất quan trọng của Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nƣớc của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Do đặc thù của truyền thống văn hóa Việt Nam mà chính quyền xã luôn giữ vai trò quan trọng trong việc quản lý địa phƣơng và tổ chức đời sống dân cƣ tại địa bàn. Xã là nơi sinh sống của khoảng 80% dân số nƣớc ta hiện nay, nên chính quyền xã có vai trò quan trọng trong việc quản lý, tổ chức mọi mặt hoạt động đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh… của nhân dân ở địa phƣơng. Chính quyền xã phải trực tiếp tổ chức, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền lợi hàng ngày của nhân dân địa phƣơng, đáp ứng và giải quyết mọi nhu cầu phát sinh nơi làng xã. Trong tổ chức và hoạt động, chính quyền xã cần đề cao và phát huy tính dân chủ; thu hút sự tham gia rộng rãi của ngƣời dân vào quản lý các công việc của Nhà nƣớc và xã hội. Để nhận thức đúng đắn trách nhiệm của chính quyền xã trong việc phục vụ nhân dân, vấn đề đặt ra là phải khắc phục quan niệm về sự lệ thuộc của các cá nhân đối với công quyền. Chính

quyền xã, cán bộ - công chức xã phải thực sự là “đầy tớ” trung thành của nhân dân; sự phục vụ của chính quyền xã đối với các tổ chức, cá nhân ở địa phƣơng phải là sự phục vụ tận tâm, tận lực.

Thứ tư, tính độc lập tƣơng đối giữa Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân. Chính quyền cấp xã (trong đó có chính quyền xã) là cấp chính quyền thấp nhất trong hệ thống chính quyền địa phƣơng. Chính quyền xã bao gồm: Hội đồng nhân dân xã - là cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng, đại diện cho ý chí của nhân dân địa phƣơng và Uỷ ban nhân dân xã - là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân xã, cơ quan hành chính nhà nƣớc ở địa phƣơng.

Với tính chất là cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng nên Hội đồng nhân dân xã đƣợc thực hiện chức năng quyết nghị và chức năng giám sát. Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003 đã quy định nhiệm vụ - quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã bao quát tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, đời sống, quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội, thực hiện chính sách dân tộc – tôn giáo, thi hành pháp luật và xây dựng chính quyền địa phƣơng. Song trên thực tế, đa số Hội đồng nhân dân xã không sử dụng hết quyền năng của mình và sinh hoạt còn hình thức; hiệu quả giám sát, thảo luận chƣa cao. Hội đồng nhân dân ít ban hành Nghị quyết để quyết định các vấn đề ở địa phƣơng và trong nhiều trƣờng hợp, Hội đồng nhân dân ủy quyền cho Uỷ ban nhân dân xã quyết định các vấn đề lẽ ra phải do Hội đồng nhân dân tự quyết định.

Với tính chất là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân xã và là cơ quan hành chính nhà nƣớc ở địa phƣơng, Uỷ ban nhân dân xã cũng có những nhiệm vụ – quyền hạn trong tất cả các lĩnh vực: kinh tế, nông – ngƣ nghiệp – thủy lợi, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải, giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội… Tuy nhiên, không phải ở địa phƣơng nào, Hội đồng nhân dân xã cũng kiểm soát đƣợc Uỷ ban nhân dân xã một cách chặt chẽ. Với tƣ

cách là cơ quan hành chính nhà nƣớc, Uỷ ban nhân dân xã chịu sự chỉ đạo thống nhất của Chính Phủ và cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp trên. Nhƣ vậy, nếu trong tình trạng này, Uỷ ban nhân dân khó có thể vừa thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của một cơ quan chấp hành, đồng thời, bảo đảm sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của toàn bộ hệ thống hành chính nhà nƣớc.

Chính quyền địa phƣơng cần phát huy tính độc lập tƣơng căn cứ vào các tiêu chí nhƣ: nhận thức và tính tích cực chính trị của dân cƣ; mức độ phát triển kinh tế – xã hội ở địa phƣơng; tính chất của địa bàn và đối tƣợng bị quản lý… Sự độc lập ở đây chủ yếu là về kinh tế. Đã đến lúc chúng ta cần phân cấp mạnh mẽ hơn về tài chính cho chính quyền xã để chính quyền xã có thể tự chủ, tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình trên cơ sở các quy định của pháp luật. Những nhiệm vụ – quyền hạn mà pháp luật quy định cho chính quyền xã là rất rộng, toàn diện trên mọi lĩnh vực. Vì vậy, để đảm bảo tính khả thi, hiệu quả thì pháp luật nên quy định tính độc lập tƣơng đối trong tổ chức - hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân xã thông qua việc đề cao tính đại diện của Hội đồng nhân dân. Cần giải quyết dứt điểm mối quan hệ vốn không rõ ràng giữa Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân xã. Phải xây dựng Hội đồng nhân dân thực sự mạnh và là cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng theo đúng nghĩa. Mặt khác, Uỷ ban nhân dân phải đƣợc nhấn mạnh là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân xã và giảm tính chất là cơ quan hành chính nhà nƣớc.

Thứ năm, tính hợp pháp về tổ chức và hoạt động của chính quyền xã.

Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003 chƣa có những cải cách cơ bản để giải quyết các vấn đề đặt ra đối với chính quyền địa phƣơng nói chung và chính quyền xã nói riêng về mô hình tổ chức và phƣơng thức hoạt động. Những giải pháp của Luật nhƣ tăng cƣờng cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân; giảm số thành viên Uỷ ban nhân dân xã; tăng cƣờng chức

năng giám sát của Hội đồng nhân dân hay tăng cƣờng nguyên tắc tập thể trong hoạt động của Uỷ ban nhân dân… không đủ tầm để đổi mối tổ chức và hoạt động của chính quyền xã. Điều này xuất phát từ nguyên nhân: do chế định Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân trong Hiến pháp chƣa đƣợc sửa đổi, bổ sung một cách cơ bản nên Luật không thể có những cải cách vƣợt ra ngoài phạm vi Hiến pháp. Trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt là trong giai đoạn xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì việc cải cách bộ máy nhà nƣớc nói chung và chính quyền xã nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng. Gắn liền với công cuộc cải cách đó thì một yêu cầu đƣợc đặt ra là phải đề cao tính hợp pháp về tổ chức và hoạt động của chính quyền xã. Chúng ta phải nghiên cứu nhằm đổi mới, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền xã trên cơ sở thể chế hóa quan điểm, đƣờng lối, chính sách của Đảng. Pháp luật cần quy định đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, quan hệ qua lại giữa các cơ quan trong chính quyền xã dƣới các hình thức pháp lý phù hợp. Đồng thời, Nhà nƣớc cần rà soát, hủy bỏ, sửa đổi các văn bản pháp luật đã không còn phù hợp nhằm tạo ra một cơ sở pháp lý mới cho tổ chức và vận hành của chính quyền xã. Sửa đổi mới, hoàn thiện các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền xã phải đƣợc xem xét là một bộ phận hữu cơ của toàn bộ chiến lƣợc cải cách nền hành chính quốc gia.

Thứ sáu, đảm bảo tự do, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức từ

chính quyền xã.

Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nƣớc của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Do đó, chỉ khi nào chính quyền đảm bảo đƣợc tự do – quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và ngƣời dân thực sự đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động quản lý của Nhà nƣớc thì việc xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền mới thực sự thành công. Việc đảm bảo tự do,

quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức từ chính quyền xã không chỉ là đòi hỏi từ sự hội nhập mà quan trọng hơn là từ chính yêu cầu của công cuộc đổi mới, yêu cầu phát triển kinh tế, dân chủ hóa đời sống xã hội và của bản thân Nhà nƣớc. Đảm bảo tự do, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức từ chính quyền xã sẽ góp phần quan trọng cho việc xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện hiện nay. Trong mối quan hệ với công dân, chính quyền xã là sự đảm bảo quan trọng nhất, quyết định nhất đối với các quyền tự do – dân chủ của nhân dân địa phƣơng, thể hiện trên tất cả các phƣơng diện: tổ chức, kinh tế, văn hóa, xã hội, tƣ tƣởng...

Hiện nay ở nhiều địa phƣơng, trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, có tình trạng vừa thiếu dân chủ vừa thiếu kỷ cƣơng; quyền làm chủ của nhân dân chƣa đƣợc tôn trọng và phát huy đầy đủ. Ở nhiều nơi, một số quyền của công dân đƣợc pháp luật khẳng định nhƣng không đƣợc tôn trọng. Chính quyền ở nhiều xã chƣa thực sự vì dân, phục vụ dân mà là một bộ máy xa rời dân, phiền hà, sách nhiễu nhân dân làm cho quần chúng nhân dân mất lòng tin với chính quyền. Do đó đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã theo hƣớng xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền thì yêu cầu bảm bảo, tôn trọng quyền con ngƣời – quyền công dân là một trong những yêu cầu cấp bách.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của chính quyền xã theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trang 29)