Vị trí, vai trò của chính quyền xã

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của chính quyền xã theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trang 26)

Trong hệ thống tổ chức chính quyền bốn cấp của Nhà nƣớc ta hiện nay thì chính quyền xã có một vị trí đặc biệt quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Cấp xã là gần gũi dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm

đƣợc việc thì mọi việc đều xong xuôi”. Về phƣơng diện lý luận cũng nhƣ thực tiễn, hiệu quả và sức mạnh của nhà nƣớc không chỉ phụ thuộc vào cách thức tổ chức quyền lực nhà nƣớc ở trung ƣơng mà còn phụ thuộc rất nhiều vào cách thức tổ chức, thực thi quyền lực ở chính quyền cấp cơ sở nói chung cũng nhƣ chính quyền xã nói riêng.

Thứ nhất, xã là một cấp chính quyền cơ sở, là nơi sinh sống của 80% dân số nƣớc ta hiện nay; ở đó mọi ngƣời cùng nhau gắn bó, sinh sống bởi những kết cấu chặt chẽ, làng xóm họ tộc lâu bền. Chính quyền xã có vai trò quan trọng trong việc quản lý và tổ chức mọi mặt hoạt động của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội ở xã. Trực tiếp tổ chức, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền lợi hàng ngày của nhân dân địa phƣơng, đáp ứng và giải quyết mọi nhu cầu phát sinh nơi làng xã nhƣ: phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh trật tự, xây dựng xã hội, xây dựng đời sống mới, giải quyết các chính sách xã hội… Thông qua việc quyết định những chủ trƣơng, biện pháp phát triển ở địa phƣơng chính quyền xã góp phần quan trọng vào việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Nếu chính quyền xã đƣợc tổ chức tốt, đảm bảo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của mình thì nhà nƣớc ta sẽ vững mạnh.

Thứ hai, chính quyền xã là nơi trực tiếp thực hiện và kiểm nghiệm sự đúng

đắn của mọi chủ trƣơng, chính sách, đƣờng lối của Đảng, pháp luật của nhà nƣớc. Khi và chỉ khi chính quyền xã tổ chức tốt việc thực hiện chủ trƣơng, chính sách thì các chính sách, pháp luật mới đi vào cuộc sống, mới phát huy đƣợc hiệu lực. Trên cơ sở đó chính quyền xã đề ra các biện pháp tổ chức thực hiện sao cho phù hợp với đặc điểm của địa phƣơng mình, góp phần thực hiện thành công những đƣờng lối, chính sách.

Thứ ba, chính quyền xã có vai trò quyết định trong việc đảm bảo thực hiện dân chủ, đảm bảo Nhà nƣớc ta là Nhà nƣớc của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đây cũng chính là địa bàn lý tƣởng để thực hiện phƣơng châm:

“dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” một cách đơn giản nhất, song lại dễ làm, dễ nhận biết và kiểm tra. Là cấp chính quyền trực tiếp liên hệ với dân, giải quyết các công việc của dân, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của dân, gắn bó với đời sống nhân dân nên chính quyền xã có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát huy dân chủ của nhân dân. Trên địa bàn cơ sở, nhân dân có khả năng, điều kiện thực hiện quyền làm chủ trực tiếp của mình một cách thuận tiện và hiệu quả. Nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua các cơ quan đại biểu, các tổ chức, đoàn thể xã hội (gián tiếp) và trực tiếp bày tỏ ý chí, nguyện vọng, ý kiến của mình trong quá trình xây dựng và quản lý nhà nƣớc, quản lý xã hội (trực tiếp). Vì nguồn gốc sức mạnh, hiệu lực, hiệu quả của Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ở chỗ nhân dân làm chủ nhà nƣớc và xã hội, tham gia xây dựng nhà nƣớc, tham gia quản lý nhà nƣớc.

Thứ tư, chính quyền xã có vị trí rất quan trọng trong hệ thống chính trị ở cơ sở. Hệ thống chính trị ở cấp xã là một trong bốn cấp của hệ thống chính trị ở nƣớc ta. Hệ thống chính trị ở cơ sở là các cơ quan, tổ chức của các thiết chế chính trị, chính trị – xã hội của hệ thống chính trị Việt Nam, đƣợc tổ chức ở xã, phƣờng, thị trấn có nhiệm vụ đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Hệ thống này bao gồm: tổ chức Đảng, chính quyền xã, Mặt trận và các tổ chức thành viên. Trong đó, nếu Đảng là hạt nhân chính trị, có nhiệm vụ lãnh đạo hệ thống chính trị ở xã thì chính quyền xã giữ vai trò là trung tâm, là nòng cốt của hệ thống chính trị. Vì chính quyền xã có bộ máy thực thi quyền lực nhà nƣớc, đƣợc áp dụng các biện pháp cƣỡng chế nhà nƣớc trong khuôn khổ pháp luật, đƣợc nhà nƣớc giao các nguồn lực để thực hiện việc quản lý nhà nƣớc ở xã. Đƣờng lối, chủ trƣơng lãnh đạo của tổ chức Đảng ở xã chỉ có thể đƣợc thực hiện thông qua hoạt động của chính quyền xã. Các Nghị quyết của Đảng ủy xã phải đƣợc cụ thể hóa trong Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã

và đƣợc Ủy ban nhân dân xã tổ chức thực hiện thì mới có thể đi vào đời sống của nhân dân. Các tổ chức chính trị – xã hội và đoàn thể nhân dân cũng chỉ thực hiện có hiệu quả đƣợc quyền làm chủ của nhân dân thông qua hoạt động của chính quyền xã.

Do vị trí, vai trò quan trọng và những đặc thù nêu trên nên vấn đề đổi

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của chính quyền xã theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trang 26)