Thực trạng về đội ngũ cán bộ, công chức xã

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của chính quyền xã theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trang 62)

d. Hoạt động của Ủy ban nhân dân xã

2.2.3. Thực trạng về đội ngũ cán bộ, công chức xã

Cán bộ, công chức xã là một bộ phận quan trọng trong đội ngũ cán bộ, công chức của hệ thống bộ máy chính quyền nƣớc ta. Họ là ngƣời đại diện của dân trong quản lý nhà nƣớc ở địa phƣơng, là ngƣời trực tiếp lãnh đạo, tổ chức thực hiện quyền hành pháp và quản lý cũng nhƣ tiến hành các chƣơng trình kinh tế, xã hội ở địa phƣơng. Tại hội nghị triển khai công tác ngành Tổ chức nhà nƣớc ngày 23 tháng 1 năm 2008, Bội nội vụ đã thông báo kết quả công tác tổng điều tra, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ - công chức hành chính nhà nƣớc và cán bộ - công chức cấp xã trong cả nƣớc (đến thời điểm ngày 10/11/2005). Cuộc tổng điều tra đã bƣớc đầu xây dựng đƣợc cơ sở dữ liệu thông tin về trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý hành chính, ngoại ngữ, tin học, kiến thức an ninh quốc phòng… của 195.422 cán bộ - công chức hành chính ở 64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng (kể cả 671 quận, huyện trong cả nƣớc) và 192.438 cán bộ - công chức đang làm việc ở 10.848 xã, phƣờng, thị trấn. (Báo cáo của Bội nội vụ tại Hội nghị triển khai công tác ngành Tổ chức nhà nƣớc ngày 23 tháng 1 năm 2008).

Cán bộ, công chức xã hiện nay đƣợc chia thành 3 nhóm:

- Nhóm cán bộ đƣợc bầu cử, bổ nhiệm theo nhiệm kỳ. Đối tƣợng này đƣợc hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc, đƣợc thực hiện chế độ bảo hiểm khi giữ chức vụ.

- Nhóm công chức đƣợc tuyển dụng làm công tác chuyên môn. Đối tƣợng này phải qua thi tuyển hoặc một số trƣờng hợp đƣợc xét tuyển nhƣ đối với dân tộc thiểu số, ở vùng sâu, vùng xa hoặc đối tƣợng chính sách – xã hội; đƣợc xếp ngạch, bậc theo trình độ chuyên môn và vị trí việc làm.

- Những ngƣời hoạt động không chuyên trách, đƣợc hƣởng phụ cấp. Tuy nhiên, trong đội ngũ cán bộ, công chức xã đã và đang còn bộc lộ nhiều điểm bất cập, cần phải nghiên cứu giải quyết:

Một là, số cán bộ, công chức là nữ còn quá ít, chƣa tƣơng xứng với lực lƣợng phụ nữ đông đảo ở địa phƣơng. Đặc biệt trong Ủy ban nhân dân chỉ có 4,5% ủy viên là nữ và trong đó chỉ có 3% là Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (Báo cáo của Bội nội vụ tại Hội nghị triển khai công tác ngành Tổ chức nhà nƣớc ngày 23 tháng 1 năm 2008).

Hai là, năng lực, chất lƣợng đội ngũ cán bộ - công chức xã còn thấp; chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới của đất nƣớc. Về trình độ văn hóa, trong tổng số 192.438 cán bộ - công chức cấp xã thì 75,45% có trình độ trung học phổ thông; 21,48% có trình độ trung học cơ sở. Về chuyên môn nghiệp vụ: có 9 ngƣời có trình độ tiến sỹ, 41 thạc sỹ, 14.244 ngƣời có trình độ Đại học, 3.147 có trình độ cao đẳng, 93.816 ngƣời chƣa qua đào tạo (chiếm 48,75%). Số cán bộ - công chức xã có trình độ cấp 2 trở lên còn chƣa nhiều, trong khi vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ mới thoát nạn mù chữ (ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa). Đây là tồn tại cần sớm phải khắc phục vì thiếu trình độ văn hóa ngƣời cán bộ không thể hoàn thành tốt đƣợc nhiệm vụ của mình. Về trình độ lý luận chính trị: có 4,08% cán bộ - công chức cấp xã có trình độ cao cấp; 38,15% có trình độ trung cấp; 22,94% có trình độ sơ cấp. Trong tổng số cán bộ - công chức cấp xã, số ngƣời chƣa đƣợc học ngoại ngữ chiếm 94,22%; chƣa học tin học chiếm 87,30% (Báo cáo của Bội nội vụ tại Hội nghị triển khai công tác ngành Tổ chức nhà nƣớc ngày 23 tháng 1 năm 2008). Từ những số liệu trên ta thấy, chất lƣợng đội ngũ cán bộ - công chức cấp xã nói chung còn nhiều yếu kém. Xuất phát từ những hạn chế về trình độ văn hóa và không đƣợc đào tạo đã dẫn tới hạn chế trong năng lực quản lý, điều hành công việc. Có nhiều trƣờng hợp, cán bộ - công chức xã đã giải quyết công việc tùy tiện, xử lý các công việc không đúng pháp luật, vi phạm chính sách của Đảng – Nhà nƣớc gây hậu quả nghiêm trọng.

Ba là, nhìn chung đội ngũ cán bộ, công chức xã có độ tuổi bình quân cao. Số cán bộ trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn so với đội tuổi khác, thậm chí ở nhiều xã vẫn còn cán bộ trên 60 tuổi tham gia công tác. Đây là một hạn chế làm ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của chính quyền xã vì ở cơ sở rất cần những cán bộ trẻ, xông xáo, nhanh nhạy.

Bốn là, tệ quan liêu, cửa quyền, thiếu dân chủ, thiếu kỷ cƣơng, kỷ luật, tham ô, lãng phí cũng là một tồn tại không nhỏ trong đội ngũ cán bộ - công chức xã hiện nay. Hiện tƣợng cán bộ lạm dụng chức quyền tham ô tài sản của nhà nƣớc, của nhân dân ngày càng xuất hiện nhiều. Cùng với điều đó là tình trạng hống hách, cửa quyền, không chịu học hỏi, lắng nghe ý kiến tâm tƣ nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Đặc biệt, một bộ phận cán bộ - công chức xã do thiếu tu dƣỡng bản thân nên đã giảm sút ý chí phấn đấu, ý thức tổ chức kỷ luật kém, vi phạm nghiêm trọng quyền làm chủ của nhân dân. Tình trạng cục bộ địa phƣơng, mất đoàn kết vẫn thƣờng xuyên xẩy ra. Theo báo cáo năm 2007, thanh tra tại 152 xã ở Thái Bình, 62 xã đã có kết luận thì nhiều Chủ tịch, cán bộ tài chính, cán bộ địa chính… có sai phạm, tham nhũng ở những mức độ khác nhau. Khá nhiều xã đã sử dụng khoản thu của dân để xây dựng các công trình không đúng với quy định về quản lý tài chính của nhà nƣớc, khai khống số lƣợng, không quyết toán kịp thời và công khai trƣớc dân. Chính những tình trạng trên có ảnh hƣởng nguy hại rất lớn tới chất lƣợng, hiệu quả của công tác quản lý tại cơ sở.

Năm là, cơ cấu đội ngũ cán bộ - công chức xã chƣa hợp lý: số lƣợng cán

bộ bầu cử chiếm tỷ lệ trung bình là 56,62% (có nơi trên 62%), công chức chuyên môn (43,38%) đã yếu lại thiếu nên chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ. (Báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Trang 31 Kỷ yếu Hội nghị toàn quốc về tổ chức và hoạt động của Hội

đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2006 của Uỷ Ban thƣờng vụ Quốc hội).

Những điểm bất cập trên của đội ngũ cán bộ, công chức xã xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Nguyên nhân thứ nhất, hệ thống văn bản pháp luật về cán bộ - công chức

xã, phƣờng, thị trấn còn chồng chéo, mâu thuẫn và có nhiều bất cập. Đôi khi các văn bản hƣớng dẫn thực hiện còn chƣa đƣợc ban hành kịp thời gây lúng túng trong quá trình áp dụng các văn bản pháp luật có liên quan đến cán bộ - công chức xã. Có thể nêu ra một ví dụ về vấn đề này: Nghị định số 121/2003/NĐ - CP của Chính Phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ - công chức xã, phƣờng, thị trấn ban hành ngày 21/10/2002 mà phải tới ngày 14/05/2004 Bộ nội vụ, Bộ tài chính, Bộ lao động thƣơng binh và xã hội mới ban hành Thông tƣ liên tịch số 34/2003/TTLT – BNV – BTC – BLDTBXH để hƣớng dẫn thi hành Nghị định 121 nói trên. Sự chậm trễ này ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ - công chức xã trong thời gian chƣa có Thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện…

Nguyên nhân thứ hai, đó là nguồn cán bộ, công chức xã còn nghèo. Phần

lớn cán bộ, công chức xã đều là bộ đội xuất ngũ trở về. Lực lƣợng này không đƣợc đào tạo về chuyên môn nên thiếu kiến thức về quản lý nhà nƣớc, chƣa đƣợc trang bị đầy đủ và đồng đều về trình độ lý luận chính trị. Trong khi đó, số sinh viên tốt nghiệp không trở về địa phƣơng rất nhiều do không có chủ trƣơng, chính sách thu hút cụ thể nên không bổ sung đƣợc lực lƣợng này vào đội ngũ cán bộ, công chức xã. Vì vậy, không làm thay đổi đƣợc cơ cấu, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức xã.

Nguyên nhân thứ ba, công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức xã chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Trên thực tế, đội ngũ cán bộ, công chức

chƣa đƣợc quy hoạch, chƣa đƣợc đào tạo cơ bản, trong khi trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý ngày càng nặng nề. Ở nhiều nơi cán bộ hƣu lại là “kế cận” cho cán bộ đƣơng chức. Đào tạo quản lý cho cán bộ chính quyền xã là vấn đề quan trọng không chỉ cho mục tiêu cải cách hành chính mà còn cần cho sự phát triển liên tục của một cấp chính quyền vững mạnh. Cho đến nay vẫn chƣa có quy hoạch cụ thể về bồi dƣỡng, đào tạo cán bộ đƣơng chức cũng nhƣ tạo nguồn cán bộ - công chức xã; chƣa có kế hoạch, chƣơng trình cụ thể cho từng giai đoạn cụ thể; chất lƣợng đào tạo chƣa cao.

Nguyên nhân thứ tư, chính sách và chế độ đãi ngộ với cán bộ - công chức chƣa đƣợc giải quyết đồng bộ, kịp thời; chƣa phù hợp với đặc điểm cũng nhƣ vị trí địa lý, tính chất, chức danh. Có thể nhận thấy rõ điều này thông qua thực tế chi trả tiền lƣơng và phụ cấp đối với cán bộ - công chức xã Cổ Thành, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dƣơng trong tháng 3/2008 nhƣ sau: Bí thƣ Đảng ủy thực lĩnh 1.395.000 đồng (bậc 1, hệ số 2,35); Phó Bí thƣ Đảng ủy thực lĩnh 1.192.000 (bậc 1, hệ số 2,15); các Uỷ viên Uỷ ban nhân dân xã có mức lƣơng từ 600.000 đến 900.000 đồng; đối với cán bộ giúp việc cho Uỷ ban nhân dân nhƣ các chức danh văn thƣ, đánh máy, cán bộ truyền thanh … không nằm trong biên chế đƣợc hƣởng mức phụ cấp dƣới 460.000 đồng; một số chức danh nhƣ Chủ tịch Hội khuyến học đƣợc nhận mức phụ cấp 50.000 đồng/tháng; đại biểu Hội đồng nhân dân xã mức phụ cấp cũng chỉ là 162.000 đồng… (Nguồn trên bảng lƣơng đƣợc cung cấp bởi Uỷ ban nhân dân xã Cổ Thành tháng 3/2008). Nhƣ vậy, mức sinh hoạt phí trên chƣa đảm bảo đƣợc đời sống cho cán bộ - công chức xã để họ toàn tâm, toàn ý làm tròn bổn phận với nhà nƣớc, với nhân dân. Từ đó rất dễ phát sinh các hiện tƣợng tham nhũng, tiêu cực, chƣa kích thích đƣợc tính

tích cực, sáng tạo và nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ trong thi hành công vụ.

Nguyên nhân thứ năm, xuất phát từ vai trò của chính quyền xã là rất quan trọng nhƣng nhiều vị trí trong chính quyền xã hiện nay vẫn không đƣợc xem là cán bộ - công chức. Chính điều đó đã và đang gây khó khăn cho việc xét xử các vụ án hành chính vì đối tƣợng xét xử trong các vụ án hành chính là các quyết định hành chính của các cơ quan nhà nƣớc (trong đó có chính quyền xã) và những hành vi hành chính của cán bộ - công chức.

Nguyên nhân thứ sáu, công tác quản lý cán bộ - công chức còn nhiều thiếu sót, vừa chồng chéo, vừa phân tán, thiếu tập trung – thống nhất. Việc thanh tra và xử lý những vi phạm pháp luật, tham ô, lãng phí, vô trách nhiệm của cán bộ chính quyền cơ sở chƣa kịp thời. Nhiều vụ xử lý chƣa nghiêm, còn bị che dấu hoặc mới chỉ đem ra xử lý nội bộ nên không tạo thành những bài học cần thiết có tính răn đe và ngăn chặn sự vi phạm.

Nguyên nhân thứ bẩy, sự yếu kém trong việc tu dƣỡng, rèn luyện học tập, phê bình và tự phê bình của cán bộ - công chức xã. Chính sự yếu kém này làm cho ngƣời cán bộ không nâng cao đƣợc trình độ, năng lực, bị chủ nghĩa cá nhân ích kỷ chi phối.

Tất cả những bất cập trên đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ để nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ - công chức xã nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nƣớc.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của chính quyền xã theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)