Theo quy định của pháp luật, thì Hội đồng nhân dân cấp xã không có các ban chuyên trách nhƣ Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện để giúp Hội đồng nhân dân thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Các nhiệm vụ này đƣợc thực hiện bởi 2 cán bộ Thƣờng trực Hội đồng nhân dân gồm Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Hai chức danh này thực hiện mọi công việc phục vụ Hội đồng nhân dân trƣớc, trong, sau và giữa 2 kỳ họp… Ngay cả việc công tác văn phòng thì Phó Chủ tịch chuyên trách cũng phải đảm nhận luôn vì ở cấp xã không có chuyên viên giúp việc cho Hội đồng nhân dân. Trong tình hình hiện nay, việc tăng cƣờng năng lực thông qua bộ máy và cán bộ giúp việc có quyền lực thực sự (nhất là trong lĩnh vực quyết định và giám sát) thì việc thành lập 01 Ban chịu trách nhiệm chuyên trách về công tác giám sát của xã là rất cần thiết. Theo quan điểm của tác giả thì nên nhân rộng mô hình này ở tất cả các xã, phƣờng, thị trấn xuất phát từ các lý do sau đây:
Thứ nhất, do chuyển từ giám sát của Thƣờng trực thành giám sát của Ban
Hội đồng nhân dân xã nên sẽ củng cố, hình thành đƣợc một đội ngũ những ngƣời có kiến thức chuyên sâu, làm việc ổn định, thƣờng xuyên, gắn bó và cộng đồng trách nhiệm. Ngay cả khi tiến hành giám sát, trách nhiệm cá nhân cũng đƣợc nâng cao; nội dung giám sát phong phú hơn do ghi nhận, tham khảo đƣợc nhiều ý kiến khác nhau của các thành viên trong Ban.
Hai là, Thƣờng trực Hội đồng nhân dân xã sẽ có một bộ phận tham mƣu,
giúp việc thƣờng xuyên, đƣợc hỗ trợ từ những cán bộ có chuyên môn, có kinh nghiệm do đó sẽ mạnh dạn hơn trong việc đƣa ra kiến nghị; kiến nghị sát thực hơn đồng thời phát huy đƣợc trí tuệ tập thể của những cá nhân có cùng chung nhiệm vụ.
Ba là, các báo cáo, tờ trình trình ra trƣớc kỳ họp sẽ đƣợc Ban phân công các thành viên tiến hành thẩm tra dựa trên trình độ, năng lực thực tế và lĩnh
vực công tác của thành viên có liên quan đến nội dung cần thẩm tra sau đó tiến hành họp Ban để thống nhất về các nội dung báo cáo thẩm tra trình ra kỳ họp. So với khi chƣa thành lập Ban thì điểm ƣu thế của thẩm tra Ban là: - Thuận lợi trong việc chọn lựa, phân công trách nhiệm cho các thành viên (không còn tình trạng từ chối nhận trách nhiệm khi thẩm tra).
- Thành viên đƣợc phân công tự có ý thức nâng cao năng lực chuyên môn do đƣợc gắn chặt trách nhiệm.
- Báo cáo thẩm tra có kiến thức mang tính hệ thống, logic do đƣợc phân công thẩm tra qua nhiều kỳ họp khác nhau.
- Nội dung thẩm tra sẽ sâu hơn, có chất lƣợng hơn và có tính phản biện hơn so với trƣớc đây chỉ do Thƣờng trực Hội đồng nhân dân xã chịu trách nhiệm cùng một bộ phận giúp việc mang tính “thời vụ”.
Bốn là, việc thành lập Ban ở Hội đồng nhân dân xã sẽ tạo sự đồng bộ, thống nhất trong cơ cấu, tổ chức bộ máy nhà nƣớc vì Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện đã đƣợc thành lập các Ban để giúp cho Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát.
Theo tôi đây là đòi hỏi mang tính tất yếu và là một yêu cầu mang tính tổng thể đồng bộ trong quá trình đổi mới nhận thức về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã với những nội dung cụ thể, thiết thực sau:
- Về cơ cấu, tổ chức: Ban của Hội đồng nhân dân xã đƣợc thành lập với 3 thành viên đƣợc lựa chọn trong số đại biểu Hội đồng nhân dân xã có kiến thức, trình độ chuyên môn nhất định trên các lĩnh vực: kinh tế – ngân sách, văn hóa – xã hội, pháp luật (trong đó có 1 trƣởng Ban hoạt động chuyên trách, 1 Phó Ban và 1 ủy viên).
- Về quyền lợi: việc thành lập các Ban của Hội đồng nhân dân xã
không làm bộ máy hành chính sẽ phình ra, không tăng thêm biên chế hoạt động, khoản chi ngân sách cho ban này cũng không nhiều. Cụ thể, thành
viên Ban của Hội đồng nhân dân xã nên do Hội đồng nhân dân xã chọn ra trong số các đại biểu kiêm nhiệm. Quyền lợi của các thành viên của Ban Hội đồng nhân dân xã đƣợc hƣởng theo phụ cấp (mức phụ cấp sẽ giao cho Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định theo tình hình của địa phƣơng).
- Về nguyên tắc hoạt động: Ban Hội đồng nhân dân xã hoạt động
theo nguyên tắc tập trung dân chủ, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trƣớc Hội đồng nhân dân xã. Các thành viên Ban chịu trách nhiệm tập thể về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban trƣớc Hội đồng nhân dân xã; chịu trách nhiệm cá nhân trƣớc Ban Hội đồng nhân dân xã về nhiệm vụ đƣợc Ban phân công.
- Về chức năng, nhiệm vụ: Chức năng và nhiệm vụ của Ban đƣợc
thiết lập theo hƣớng sau:
+ Trƣởng Ban có trách nhiệm thay mặt Ban để báo cáo tình hình hoạt động của Ban với Thƣờng trực Hội đồng nhân dân xã và các cơ quan có liên quan.
+ Ban xây dựng kế hoạch giám sát; khảo sát cụ thể từng tháng, quý và năm để có cơ sở triển khai thực hiện (trên cơ sở Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã và chƣơng trình hoạt động giám sát hàng năm của Thƣờng trực Hội đồng nhân dân xã).
+ Tham mƣu, giúp Thƣờng trực Hội đồng nhân dân xã thực hiện nhiệm vụ của Thƣờng trực nhất là trong hoạt động thẩm tra, giám sát.