Nguyên nhân

Một phần của tài liệu hoàn thiện các công cụ chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình của nghệ an nhằm giảm mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 (Trang 78)

- Nghiên cứu định lượng:

2 Tỷ lệ giới tính khi sinh (số bé trai/100 bé gái)

2.4.3. Nguyên nhân

2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan:

- Về phía chính quyền Trung ương

Việc nới lỏng nhanh chóng các biện pháp hành chính, việc ban hành Pháp lệnh Dân số và một số chính sách xã hội khác thiếu chặt chẽ, đã làm cho người dân hiểu sai về các quy định đối tượng được sinh con thứ 3+;

Bộ máy làm công tác Dân số/KHHGĐ và đội ngũ cán bộ làm công tác Dân số/KHHGĐ ở cơ sở thiếu ổn định. Từ năm 1989 đến nay, 3 lần thay đổi tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ, đặc biệt là việc giải thể Uỷ ban DS-GĐ-TE từ tháng 8/2007 ở TW, nhưng 10 tháng sau mới kiện toàn ở địa phương có ảnh hưởng trực tiếp không nhỏ tới kết quả thực hiện các mục tiêu DS-KHHGĐ.

Đội ngũ cán bộ làm công tác dân số, nhất là ở cơ sở, những người trực tiếp làm công tác tuyên truyền vận động, chưa được ổn định, các điều kiện đảm bảo, nhất là chính sách cho cán bộ cơ sở quá thấp; cán bộ chuyên trách cấp xã còn làm việc theo chế độ hợp đồng thời vụ (chưa có các chế độ bảo hiểm), Cộng tác viên dân số chế độ phụ cấp quá thấp nên chưa thật sự gắn bó, tâm huyết, nhiệt tình với công việc được giao.

Nguồn lực đầu tư cho công tác DS-KHHGĐ từ Trung ương đến cơ sở còn thấp, chưa tương xứng với các yêu cầu và mục tiêu đặt ra trong công tác DS-KHHGĐ.

- Về phía chính quyền địa phương

chất khó khăn, phức tạp của công tác Dân số nên một số cấp uỷ Đảng, chính quyền đã quan tâm chưa đúng mức, có nơi đã buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác Dân số; Một số địa phương có biểu hiện chủ quan thoả mãn với những thành công của công tác Dân số; Đầu tư nguồn lực cho công tác Dân số chưa đáp ứng với nhu cầu thực tế.

Chưa triển khai ký cam kết không vi phạm chính sách DS-KHHGĐ đối với các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, cán bộ, công nhân viên chức, đảng viên trên toàn địa bàn của Nghệ An, chỉ có quy định về xử lý vi phạm chính sách DS-KHHGĐ và hình thức chủ yếu là vận động người dân không vi phạm chính sách DS-KHHGĐ nên chưa thật sự có phương pháp răn đe người dân có ý định sinh con thứ 3+.

Chế độ khen thưởng về thực hiện tốt công tác DS-KHHGĐ còn thấp làm giảm động lực phấn đấu ở các địa phương đồng thời hình thức xử lý vi phạm chính sách DS-KHHGĐ quá nhẹ.

Hỗ trợ kinh phí địa phương cho hoạt động DS - KHHGĐ còn quá hạn hẹp, chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ của công tác DS-KHHGĐ.

- Về phía các Ban, ngành, đoàn thể và tổ chức chính trị - xã hội khác Đến nay, một số tổ chức chưa ban hành nội quy, quy chế hoặc bằng các hình thức khác để thực hiện mục tiêu chính sách dân số trong cơ quan, trong hệ thống tổ chức của mình, một số địa phương chưa cụ thể hoá một số chính sách, chế độ phù hợp với đặc điểm của địa phương để thực hiện mục tiêu chính sách dân số, các cơ quan, tổ chức nói chung chưa tổ chức tốt việc thực hiện pháp luật về dân số, như xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế, điều lệ hoặc các hình thức khác, tổ chức thực hiện các biện pháp phù hợp, đưa chỉ tiêu thực hiện công tác dân số vào kế hoạch hoạt động thường xuyên, kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện mục tiêu, chưa đưa việc ký cam kết thực hiện tốt chính sách dân số -KHHGĐ vào đầu năm nên không có căn

cứ để xử lý vi phạm.

Tác dụng tiêu cực do việc chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền Pháp lệnh Dân số của các tổ chức khác đã tác động đến nhận thức của nhân dân và cộng đồng trong việc thực hiện mục tiêu giảm sinh và giảm tỷ lệ sinh con thứ 3+.

Việc bình luận thiên lệch về quyền không gắn liền với nghĩa vụ công dân đã tạo dư luận xã hội, làm cho nhân dân chỉ chú ý đến quyền do mình tự nguyện quyết định. Việc suy diễn quyền đồng nghĩa với thoải mái, tự do, không hạn chế và không bị phạt đã tạo dư luận xã hội, làm cho các cơ quan, tổ chức dao động, chần chừ trong việc ban hành chính sách khuyến khích, không khuyến khích và thực hiện các biện pháp hành chính, chưa xử lý nghiêm, triệt để cán bộ, đảng viên vi phạm chính sách Dân số - KHHGĐ đang là yếu tố thúc đấy gia tăng mức sinh, điều này đã tác động xấu đến phong trào vận động quần chúng nhân dân thực hiện chính sách Dân số - KHHGĐ.

Mặc dù việc suy diễn là không đúng với bản chất về quyền của công dân được quyết định tự nguyện và có trách nhiệm, với tính thống nhất của hệ thống pháp luật nước ta. Mặc dù các hành vi là cố tình hay vô ý trong phạm vi hẹp, song cũng tạo nên dư luận xã hội không thuận cho việc thực hiện mục tiêu chính sách DS-KHHGĐ trong thời gian qua. Song việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật vẫn chưa được thực hiện tốt.

- Về phía người dân

Tư tưởng trọng nam khinh nữ, tâm lý tập quán muốn có đông con, nhiều cháu, phải có con trai để nối dõi tông đường (tư tưởng nhất nam viết hữu thập nữ viết vô, có con trai để đi vào nơi thờ tự), làm nương rẫy, chăm sóc bố mẹ khi về già. Bên cạnh đó, hiện nay ở nước ta chế độ an sinh người già chưa đảm bảo.

đông con, có con trai (thực tế thời gian qua, những cặp vợ chồng có con một bề, có hai con gái đã sinh con thứ ba trở lên chiếm tỷ lệ chủ yếu).

Chẩn đoán thai nhi bất hợp pháp, đặc biệt là siêu âm loại bỏ thai nhi vì lý do giới tính,...và điều kiện kinh tế thấp là nguyên nhân khó khăn phức tạp và lâu dài trong việc thực hiện mục tiêu mỗi cặp vợ chồng có 1 hoặc 2 con, bảo đảm cân bằng giới tính và nâng cao chất lượng dân số.

Số phụ nữ bước vào chu kỳ sinh đẻ tăng đột biến ở nhóm tuổi có tỷ lệ mắn đẻ "20-29 tuổi" cao nhất, trung bình cứ một phụ nữ bước ra khỏi độ tuổi sinh đẻ thì có 2,5 phụ nữ bước vào.

Tất cả những nguyên nhân trên đã làm cho mức sinh và sinh con thứ 3+

cao và còn có xu hướng tăng nhanh.

2.4.3.2. Nguyên nhân khách quan

- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội

Phương thức sản xuất còn lạc hậu và một số công việc nặng nhọc các ngành kinh tế Nông – Lâm – Ngư nghiệp đòi hỏi sức lao động động của nam giới.

Chính sách an sinh xã hội cho người cao tuổi còn hạn chế, chưa đồng bộ. Chưa có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho gia đình sinh con một bề là gái.

Vai trò vị trí người phụ nữ trong gia đình và xã hội còn hạn chế, còn tình trạng mất bình đẳng giới trong xã hội. Nhiều cơ quan khi tuyển dụng cán bộ thường đưa ra tiêu chí lựa chọn giới tính như “ưu tiên nam giới”.

Gia đình quy mô nhỏ cũng tạo áp lực giảm sinh, khi mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1 – 2 con, điều này đã tạo áp lực đối với các cặp vợ chồng: vừa mong muốn có ít con, lại mong muốn trong số đó phải có con trai.

- Sự phát triển của khoa học công nghệ

chọc ối, sinh thiết gai rau và các biện pháp áp dụng kỹ thuật cao khác; khả năng lựa chọn phôi trong quá trình thụ tinh nhân tạo đang diễn ra khá phổ biến nên làm tăng mất cân bằng giới tính khi sinh.

- Văn hóa truyền thống

Do tâm lý ưa thích con trai của người dân sòn phổ biến; phong tục tập quán thờ cúng tổ tiên, có con trai để nối dõi tông đường, tư tưởng trọng nam khinh nữ, sinh con dự phòng mà không nghĩ tới hệ lụy sâu xa. Bên cạnh đó, điều kiện tự nghiên khắc nghiệt, cuộc sống của con người khổ sở, quanh năm vất vả nên cứ nghĩ có thêm con để nương tựa tuổi già…Tất cả những vấn đề này đều ảnh hưởng đến các công cụ của chính sách DS-KHHGĐ nhằm giảm mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3+.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu hoàn thiện các công cụ chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình của nghệ an nhằm giảm mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 (Trang 78)