Công cụ truyền thông – giáo dục và tâm lý

Một phần của tài liệu hoàn thiện các công cụ chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình của nghệ an nhằm giảm mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 (Trang 88 - 93)

- Mục tiêu 6: Giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn đường sinh sản, nhiễm khuẩn lây

3.2.1. Công cụ truyền thông – giáo dục và tâm lý

+ Cung cấp thông tin cho lãnh đạo các cấp và tăng cường vận động xã hội. Đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của các cấp ủy đảng, đặc biệt người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải đích thân chỉ đạo và chịu trách nhiệm về quy hoạch đội ngũ cán bộ, phải thật sự dân chủ, sâu sát và công tâm trong công tác quy hoạch. Nâng cao hơn nữa vai trò, năng lực tham mưu của cơ quan tổ chức và cán bộ làm công tác tổ chức các cấp để đáp ứng yêu cầu về quy hoạch đội ngũ cán bộ làm truyền thông giáo dục ở các cấp trong giai đoạn 2012-2020.

+ Phối kết hợp mạnh mẽ hơn đối với các ban, ngành, tổ chức, đoàn thể đẩy mạnh công tác truyền thông vận động, tổ chức ký cam kết khơng vi phạm chính sách Dân số-KHHGĐ trang các sở, ban, ngành, đồn thể và các tổ chức chính trị xã hội. Xây dựng các mơ hình truyền thơng DS-KHHGĐ để phát huy thế mạnh của các ban, ngành, đồn thể với từng nhóm đối tượng đặc thù: thanh niên, phụ nữ, nông dân, quân đội, công an, các vị chức sắc tôn giáo, giáo dân, học sinh, cộng đồng người dân tộc ít người như các mơ hình Nhóm nhỏ và phụ nữ khơng sinh con thứ 3+; Mơ hình nam nơng dân thực hiện KHHGĐ và gia đình nơng dân 6 chuẩn mực; Mơ hình câu lạc bộ gia đình trẻ và tiền hơn nhân; Mơ hình huy động giáo viên tiểu học và trung học cơ sở làm truyền thông DS-KHHGĐ...

+ Cần xây dựng các chương trình truyền thơng trên các phương tiện thơng tin đại chúng, xây dựng phóng sự, phim tài liệu hay các phim truyện để thu hút người xem qua đó truyền thông các thông điệp mà ngành Dân số đang cần truyền tải.

+ Đổi mới nâng cao chất lượng hiệu quả truyền thơng - giáo dục

+ Đa dạng hóa các hình thức tun truyền, vận động thông qua một loạt các kênh tuyên truyền bao gồm: hệ thống phát thanh, truyền hình, báo chí, văn học, nghệ thuật, văn nghệ quần chúng, Panơ khẩu hiệu, tranh cổ động, tranh vui, tranh phê bình, văn hóa phẩm, các loại sách báo kỹ thuật và các loại

hình truyền thơng khác, nhằm tạo dư luận xã hội ủng hộc chính sách DS- KHHGĐ và hỗ trợ truyền hình trực tiếp.

- Tăng cường đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác Dân

số ở cơ sở

Nội dung đào tạo, tập huấn tập trung vào kiến thức và kỹ năng truyền thơng giáo dục sức khỏe sinh sản, bên cạnh đó tổ chức các khóa tập huấn ngắn và dài ngày về kỹ năng truyền thông giáo dục cho đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác truyền thông giáo dục từ tỉnh đến cơ sở; tăng cường xây dựng và cung cấp các tài liệu, sản phẩm truyền thông, lập kế hoạch truyền thông...Đào tạo đội ngũ giảng viên tuyến tỉnh, tuyến huyện để thực hiện tập huấn cho cán bộ tuyến giới. Quan tâm đào tạo, tuyển dụng cán bộ có trình độ chun mơn y dược nhất là cấp Chi cục, cấp huyện. Lồng ghép các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cán bộ làm công tác truyền thông giáo dục, tư vấn, dịch vụ với các chương trình mục tiêu, đề án, dự án.

Cơng tác đào tạo được quan tâm nhằm trang bị kiến thức và nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ Dân số cơ sở, đội ngũ cán bộ làm giảng viên nòng cốt cần phải được trang bị những kiến thức và kỹ năng căn bản về nghiệp vụ truyền thông giáo dục đảm bảo cơ sở khoa học và thực tiễn trong các hoạt động quản lý và tổ chức thực hiện công tác đào tạo cập nhật hàng tháng cho đội ngũ cán bộ truyền thông giáo dục và cộng tác viên ở cơ sở.

Ngồi ra, đội ngũ cán bộ cơ sở làm cơng tác truyền thông giáo dục về dân số từ tỉnh đến huyện cần phải được tập huấn chuyên sâu theo từng lĩnh vực chuyên môn, đào tạo nâng cao thông qua các chương trình đào tạo kỹ năng mềm chuyên sâu. Cán bộ chuyên trách và cộng tác viên Dân số được tập huấn mới và hàng năm được tập huấn thường xuyên nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng quản lý và tổ chức thực hiện công tác DS ở cơ sở.

- Nâng cao động lực cho cán bộ Dân số-KHHGĐ cơ sở

Trong thời gian tới, tiếp tục đẩy mạnh và kiện tồn tổ chức bộ máy DS-KHHGĐ các cấp thơng qua xây dựng định mức cán bộ các cấp; tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức DS-KHHGĐ; chế độ chính sách (phụ cấp cán bộ lãnh đạo, phụ cấp ưu đãi nghề...). Đặc biệt, cần quan tâm để sớm đưa cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ thành viên chức y tế xã nhằm ổn định nề nếp, đảm bảo sự hịa nhập có hiệu quả của công tác DS- KHHGĐ vào cơng tác y tế nói chung trong năm 2013. Trong đó ưu tiên những người có kinh nghiệm về cơng tác truyền thơng giáo dục để xét chuyển vào biên chế; cơ cấu trình độ chun mơn phù hợp. Tổng số cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ cấp xã phường, thị trấn hiện nay là 480 người ( tồn tỉnh có 480 xã, mỗi xã có 1 người).

- Hỗ trợ các hình thức giáo dục dân số

Cần nâng cao trình độ văn hố, nghề nghiệp cho nhân dân là một trong những nhân tố tác động bền vững và lâu dài nhất đến sự phát triển dân số ổn định. Đồng thời với chương trình giáo dục văn hố, nghề nghiệp, tiến hành chương trình giáo dục dân số trong nhà trường ở tất cả các cấp học. Để đạt hiểu quả cao nhất, giáo dục dân số phải được bắt đầu ngay từ tiểu học và tiếp tục ở tất cả các cấp của giáo dục chính quy và khơng chính quy có tính đến các quyền, trách nhiệm của cha mẹ và tính đến các nhu cầu của trẻ em và trẻ tuổi vị thành niên.

Đồng thời tiến hành tổng kết chương trình giáo dục dân số trong nhà trường để hoàn thiện nội dung và phương pháp giáo dục, nâng cao tính hiệu quả của giáo dục dân số, làm cho thế hệ trẻ chấp nhận gia đình ít con như một chuẩn mực xã hội.

Xúc tiến xây dựng chương trình giáo dục dân số ngồi nhà trường bằng nhiều hình thức và nội dung thích hợp cho thanh niên, phụ nữ, đoàn

viên cơng đồn, hội viên Hội Nơng dân, lực lượng vũ trang và mọi đối tượng khác.

3.2.2. Công cụ kinh tế

3.2.2.1. Đầu tư kinh phí và sử dụng kinh phí

Hoạt động của cơng tác DS-KHHGĐ là hoạt động mang tính chất xã hội. Chính vì vậy, việc đi kiểm tra, giám sát và chỉ đạo cơ sở là việc thường xuyên và rất cần thiết. Công tác truyền thông vận động nhân dân thực hiện tốt Chính sách DS-KHHGĐ là hành động chủ đạo và xuyên suốt nên nguồn kinh phí cho những hoạt động này cũng cần được nâng cao mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

- Về định mức kinh phí thực hiện tự chủ (khốn biên chế):

+ Tại Văn phòng Chi cục: Định mức khốn hành chính bằng định mức khốn hành chính của Văn phịng Sở: 65 triệu/người/năm.

+ Tại các đơn vị trực thuộc Chi cục: Nên khoán theo vùng, miền cho phù hợp với đặc trưng khó khăn của từng vùng và định mức tương đương với định mức khoán của cán bộ Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố, thị xã tại nơi Trung tâm DS – KHHGĐ của địa bàn đó. Riêng Trung tâm Tư vấn Dịch vụ DS-KHHGĐ thì định mức khốn bằng với Trung tâm DS-KHHGĐ thành phố Vinh.

+ Tại các xã, phường, thị trấn: Cần phải tuyển dụng đội ngũ cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ cấp xã vào đầu năm 2013. Hiện nay có 480 cán bộ chuyên trách cấp xã, trong đó có 63 người có trình độ đại học, 33 người có trình độ cao đẳng và 384 người có trình độ trung cấp đang hưởng phụ cấp từ Nguồn KPCTMTQG là 200.000,đ/người/năm đối với những huyện miền núi và 150.000,đ/người/tháng đối với những huyện thành thị và đồng bằng, ngồi ra thì Ngân sách tỉnh hỗ trợ thêm 0,6 của mức lương tối thiểu/người/tháng. Nếu kiện toàn được đội ngũ cán bộ chuyên trách thì hàng năm số kinh phí đầu tư ít nhất cho việc chi trả lương và các khoản đóng góp là:

Bảng 3.1: Danh sách chi trả lương và các khoản đóng góp cho cán bộ chuyên trách dân số cấp xã năm 2013

Một phần của tài liệu hoàn thiện các công cụ chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình của nghệ an nhằm giảm mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 (Trang 88 - 93)