HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH DS-KHHGĐ NHẰM GIẢM MỨC SINH VÀ TỶ LỆ SINH CON THỨ 3+ TẠ

Một phần của tài liệu hoàn thiện các công cụ chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình của nghệ an nhằm giảm mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 (Trang 83)

- Nghiên cứu định lượng:

HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH DS-KHHGĐ NHẰM GIẢM MỨC SINH VÀ TỶ LỆ SINH CON THỨ 3+ TẠ

NHẰM GIẢM MỨC SINH VÀ TỶ LỆ SINH CON THỨ 3+ TẠI

NGHỆ AN

3.1. Quan điểm và mục tiêu của chính sách DS- KHHGĐ

3.1.1. Mục tiêu của chính sách DS-KHHGĐ ở Việt Nam

3.1.1.1 Mục tiêu tổng quát

Chủ động duy trì mức sinh thấp hợp lý để quy mô dân số sớm ổn định trong khoảng 115-120 triệu người vào giữa thế kỷ 21; Nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ và tinh thần, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Ngăn chặn tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh; Giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội thích ứng với sự chuyển đổi nhân khẩu học; Điều hòa quan hệ giữa phát triển dân số với phân bổ dân số phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội, góp phần cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

3.1.1.2. Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể

- Duy trì mức sinh thấp hợp lý

+ Tổng tỷ suất sinh của cả nước từ 2,00 con năm 2010 giảm xuống còn 1,9 con vào năm 2015. Phấn đấu đến năm 2015, không còn tỉnh có tổng tỷ suất sinh trên 2,5 con; Quy mô dân số không vượt quá 93 triệu người vào năm 2015 và 98 triệu vào năm 2020;

+ Tỷ suất sinh thô giảm bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2015 là 0,2‰;

+Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai đạt 82% và tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại đạt 73% vào năm 2015; Tỷ lệ nạo phá thai giảm từ 0,9% năm 2010 xuống còn 0,7% vào năm 2015.

+ Giảm tốc độ tăng nhanh tỷ số giới tính khi sinh, để đến năm 2015 tỷ số này dưới mức 113 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái và dưới mức 115/100 vào năm 2020

+ Tỷ lệ người cao tuổi được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng lên 20% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020.

- Nâng cao chất lượng dân số về thể chất

+ Nâng tuổi thọ bình quân từ 72,8 tuổi năm 2010 lên 73,5 tuổi năm 2015; + Tỷ lệ trẻ em mới sinh bị dị tật bẩm sinh giảm từ 3% năm 2010 xuống còn dưới 2,5% vào năm 2015;

+ Tăng tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh đạt 15% năm 2015 lên 50% vào năm 2020.

+ Tăng tỷ lệ trẻ em mới sinh được sàng lọc đạt 30% vào năm 2015 và 80% vào năm 2020.

+ Tăng tỷ lệ thanh niên, vị thành niên được tư vấn và khám sức khoẻ di truyền từ 0% năm 2010 lên 5% vào năm 2015.

3.1.2. Quan điểm và mục tiêu của chính sách DS-KHHGĐ Nghệ An

3.1.2.1. Quan điểm

- Nhận thức đúng vị trí, tầm quan trọng có tính chiến lược của công tác Dân số - KHHGĐ, Nghị quyết 20 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Nghệ An ngày 26/6/2009 về tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số trong tình hình mới đã xác định: Công tác DS và CSSKSS là bộ phận quan trọng của Chiến lược phát triển KT -XH của tỉnh, là một trong những yếu tố hàng đầu để nâng cao chất lượng và phát huy thế mạnh về nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh nhà, nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và của toàn xã hội.

- Giải quyết đồng bộ các vấn đề DS và SKSS, tập trung điều chỉnh tốc độ già hoá Dân số để giảm mức sinh nâng cao chất lượng dân số, cải thiện sức khoẻ BMTE, hỗ trợ phát huy lợi thế của cơ cấu dân số vàng và có chính sách phù hợp với những thay đổi về cơ cấu, phân bố dân số.

- Giải pháp cơ bản để thực hiện công tác DS và CSSKSS là vận động, giáo dục, truyền thông chuyển đổi hành vi gắn với cung cấp dịch vụ theo hướng dự phòng tích cực, đảm bảo công bằng, bình đẳng giới và quyền của người dân trong việc tiếp cận thông tin và lựa chọn dịch vụ có chất lượng, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, đặc điểm văn hoá và tập quán của người dân ở các vùng, miền khác nhau.

- Đầu tư cho công tác DS và CSSKSS là đầu tư cho phát triển bền vững, mang lại hiệu quả trực tiếp rất cao về kinh tế, xã hội và môi trường. Đa dạng hoá các nguồn đầu tư, trong đó phấn đấu chuyển dịch nguồn đầu tư của tỉnh đóng vai trò chủ đạo. Tập trung nguồn lực và sự chỉ đạo thực hiện các mục tiêu DS và SKSS ở địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng ven biển.

- Địa bàn trọng điểm đề tập trung triển khai thực hiện Chiến lược là vùng nông thôn, đồng bằng ven biển, nhất là khu vực có mức sinh cao, tốc độ phát triển dân số nhanh, điều kiện kinh tế - xã hội thấp, chậm phát triẻn; Đối tượng tác động chủ yếu là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, đặc biệt là CCVC đã có 2 con trở lên; thanh niên và vị thành niên; lực lượng nòng cốt để triển khai thực hiện mục tiêu kế hoạch là mạng lưới tổ chức hoạt động Dân số - KHHGĐ ở cơ sở.

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và chính quyền các cấp, đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về công tác DS và CSSKSS; huy động sự tham gia của toàn xã hội; kiện toàn hệ thống tổ chức, bộ máy làm công tác DS và CSSKSS, bảo đảm tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác này

3.1.2.2. Mục tiêu tổng quát của chính sách DS-KHHGĐ tỉnh Nghệ An

Tiếp tục giảm mức sinh và giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên hàng năm để đạt mức sinh thay thế nhằm nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản, giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.

3.1.2.3. Mục tiêu cụ thể của chính sách DS-KHHGĐ tỉnh Nghệ An

- Mục tiêu 1: Phấn đấu tốc độ tăng dân số ở mức khoảng 1,1% vào năm 2015 và dưới 1,0 % vào năm 2020.

Chỉ tiêu 1: Mức giảm sinh trung bình hàng năm là 0,4 - 0,6 ‰, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên hàng năm từ 1,5 - 2%. Đến năm 2015, tỷ suất sinh thô ở mức 14,8‰ và tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm xuống dưới 14%.

Chỉ tiêu 2: Tổng tỷ suất sinh (số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) giảm xuống còn 2,3 con vào năm 2015 và đạt mức sinh thay thế vào năm 2020 (2,1 con). Quy mô dân số vào năm 2015 ước tính là 3.260.042 người và đến năm 2020 là 3.435.000 người

- Mục tiêu 2: Nâng cao chất lượng dân số đầu đời, giảm bệnh, tật và tử vong ở trẻ em, thu hẹp đáng kể sự khác biệt về các chỉ báo sức khỏe trẻ em giữa các vùng, miền.

Chỉ tiêu 1: Giảm tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi xuống 21‰ năm 2015 và 16‰ vào năm 2020.

Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh đạt 15% năm 2015.

Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ trẻ sơ sinh được sàng lọc đạt 30% vào năm 2015. Chỉ tiêu 4: Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống dưới mức 15%.

- Mục tiêu 3: Nâng cao chất lượng bà mẹ, thu hẹp đáng kể sự khác biệt về các chỉ báo sức khỏe bà mẹ giữa các vùng, miền.

Chỉ tiêu: Phấn đấu giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản hàng năm và dưới tỷ lệ phấn đấu bình quân của toàn quốc là 58,3/100.000 trẻ đẻ sống vào năm 2015 và dưới 54/100.000 vào năm 2020.

Một phần của tài liệu hoàn thiện các công cụ chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình của nghệ an nhằm giảm mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 (Trang 83)