- Mục tiêu 6: Giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn đường sinh sản, nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục; chủ động phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm
ĐVT: VNĐ TT TRÌNH ĐỘ HỆ SỐ LƯƠNG
TT TRÌNH ĐỘ HỆ SỐ LƯƠNG SỐ LƯỢNG CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH SỐ THÁNG CÁC KHOẢN ĐÓNG GÓP (22%) LƯƠNG CƠ BẢN THÀNH TIỀN 1 Đại học 2.34 63 12 22% 1,050,000 2,266,140,240 2 Cao đẳng 2.10 33 12 22% 1,050,000 1,065,279,600 3 Trung cấp 1.86 384 12 22% 1,050,000 10,979,297,280 Tổng 480 14,310,717,120
Ngoài ra, những người không đủ điều kiện, tiêu chuẩn được tuyển chọn phải nghỉ việc, thì phải hỗ trợ kinh phí thôi việc, mức hỗ trợ tương đương 01 tháng lương theo mức lương tối thiểu cho mỗi năm công tác trong ngành DS- KHHGĐ. Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách tỉnh. Hiện nay có khoảng 30 người không đủ chuẩn, trung bình mỗi người có 8 năm công tác, với thời điểm mức lương tối thiểu là 1.050.000,đ thì tổng mức tỉnh phải hỗ trợ là : 30 người x 8 năm công tác x 1.050.000,đồng = 252.000.000,đồng
+ Tại các khối, xóm, bản, thôn: Hiện nay tỉnh Nghệ An có 6.517 Cộng tác viên thôn, xóm. Nguồn kinh phí CTMTQG đang hỗ trợ là 50.000,đ/người/tháng, đầu năm 2013 cần phải hỗ trợ thêm từ nguồn kinh phí địa phương là 0,1 mức lương tối thiểu hiện hành/người/tháng để động viên, khuyên khích những người “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”. Như vậy, nếu tính theo mức lương tối thiểu hiện tại thì hàng năm Ngân sách địa phương phải đầu tư cho việc hỗ trợ thêm phụ cấp chuyên trách:
6.517 người x 1.050.000,đ x 0,1/tháng x 12 tháng = 8.211.420.000,đ - Về kinh phí không thực hiện tự chủ:
+ Hỗ trợ phụ cấp ưu đãi nghề cho cán bộ DS-KHHGĐ từ tỉnh đến cơ sở. Theo thông tư 02 /2012/TTLT-BYT-BNV-BTC ngày 19/01/2012 về việc Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề là 30% của hệ số lương, phụ cấp chức vụ và phụ cấp thâm niên vượt khung đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập thì với thời điểm hiện nay, xếp lương theo các ngạch viên chức có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 16 hoặc 13, cả ngành DS-KHHGĐ chỉ có 10 người. Quá ít so với cả ngành DS-KHHGĐ (164 người), không tạo động lực, tinh thần làm việc của cán bộ ngành DS-KHHGĐ. Chính vì vậy, để phù hợp và tạo động lực làm việc cho cán bộ cơ sở yên tâm công tác thì cần phải có chế độ chính sách riêng đối với
những người làm công tác DS-KHHGĐ từ tỉnh đến cơ sở tương đương với mức hưởng của Thông tư trên.
+ Hỗ trợ thêm nguồn kinh phí sự nghiệp, bởi nguồn kinh phí chương trình mục tiêu Quốc gia DS-KHHGĐ ngày càng bị cắt giảm, trong khi nhiệm vụ và yêu cầu ngày càng đặt ra cao hơn, các chỉ số, chỉ tiêu được Tổng cục và UBND tỉnh giao cho ngành cao hơn thì đòi hỏi địa phương phải tăng cường hỗ trợ thêm kinh phí mới đáp ứng nhu cầu đặt ra của TW, của tỉnh.
+ Hỗ trợ thêm nguồn kinh phí mua sắm, sữa chữa. Cần trang bị máy vi tính, bàn ghế làm việc, tủ đựng tài liệu cho cán bộ Dân số cấp xã, phường sau khi được tuyển dụng để đảm bảo phương tiện và nâng cao hiệu quả, chất lượng làm việc.
3.2.2.2. Khuyến khích, khen thưởng đối với các xã, phường, thị trấn:
- Xã, phường, thị trấn một năm không có người sinh con thứ 3 trở lên được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen, kèm theo mức thưởng 5 triệu đồng.
- Xã, phường, thị trấn hai năm liên tục không có người sinh con thứ 3 trở lên được Chủ tịch UBND tỉnh Bằng khen, kèm theo mức thưởng 10 triệu đồng.
- Xã, phường, thị trấn ba năm liên tục không có người sinh con thứ 3 trở lên được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen, kèm theo mức thưởng 15 triệu đồng.
- Xã, phường, thị trấn bốn năm liên tục không có người sinh con thứ 3 trở lên được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen, kèm theo mức thưởng 20 triệu đồng.
- Xã, phường, thị trấn từ năm năm liên tục trở lên không có người sinh con thứ 3 trở lên được Chủ tịch UBND tỉnh thưởng 30 triệu đồng và đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.
Việc khen thưởng đối với khối, xóm, bản không có người sinh con thứ 3 trở lên do HĐND các huyện, thành, thị quy định.
3.2.2.3. Khuyến khích, khen thưởng đối với cá nhân
- Khuyến khích các hoạt động nâng cao chất lượng và cơ cấu dân số: Nam, nữ trước khi kết hôn (trừ trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài) thực hiện khám sức khỏe và tư vấn tiền hôn nhân; thai phụ thực hiện kỹ thuật siêu âm sàng lọc trước sinh nhằm phát hiện sớm các trường hợp dị tật thai nhi; trẻ sơ sinh thực hiện xét nghiệm lấy mẫu máu gót chân để phát hiện sớm một số bệnh lý bẩm sinh được miễn phí tại các cơ sở y tế nhà nước trên địa bàn tỉnh, nơi triển khai các Đề án về nâng cao chất lượng dân số được UBND tỉnh phê duyệt hàng năm.
- Những người trong độ tuổi sinh đẻ đã có từ 1 – 2 con trở lên sử dụng biện pháp tránh thai triệt sản được phẫu thuật miễn phí, được cấp một cơ số thuốc và 1 thẻ bảo hiểm chăm sóc sức khỏe theo mức quy định của Bộ Y tế. Ngoài ra, được bồi dưỡng một khoản tiền có giá trị 5 triệu đồng (đối với nam) và 2 triệu đồng (đối với nữ) từ ngân sách tỉnh.
- Người sử dụng biện pháp tránh thai (đặt vòng), được các cơ sở y tế khám phụ khoa, cấp dụng cụ và một số thuốc theo quy định của Bộ Y tế.
- Người sử dụng biện pháp tránh thai khác thì được hưởng các dịch vụ, các phương tiện tránh thai theo quy định của Bộ Y tế thông qua cộng tác viên, Ban DS-KHHGĐ tại địa phương.
- Những người thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình và trong một năm vận động được 15 cặp vợ chồng thực hiện các biện pháp tránh thai (đình sản, đặt vòng) được thưởng 500.000 đồng và nếu trên 15 cặp, cứ thêm 10 cặp thì được thưởng thêm 200.000 đồng. Nguồn kinh phí từ ngân sách tỉnh.
Ngoài ra những người không đủ điều kiện, tiêu chuẩn được tuyển chọn phải nghỉ việc, thì phải hỗ trợ kinh phí thôi việc, mức hỗ trợ tương đương 01
tháng lương theo mức lương tối thiểu cho mỗi năm công tác trong ngành DS- KHHGĐ. Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách tỉnh. Khuyến khích nam giới tham gia làm cán bộ chuyên trách DS và CTV ở các vùng khó khăn. Đồng thời, tăng phụ cấp cho cộng tác viên xóm, khối, bản để động viên, nhằm khuyến khích đội ngũ trực tiếp đi vận động cơ sở. Cộng tác viên DS-KHHGĐ kiêm nhiệm ở xóm, khối, bản được hỗ trợ hàng tháng bằng 0,1 mức lương tối thiểu từ ngân sách tỉnh (ngoài mức thù lao theo quy định của Trung ương). Mức hỗ trợ của Trung ương hiện nay là 50.000,đ /tháng/người. Song cần có chế độ ưu đãi nghề cho cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ.