- Nghiên cứu định lượng:
2 Tỷ lệ giới tính khi sinh (số bé trai/100 bé gái)
2.2.4. Đánh giá chung về mức sinh, tỷ lệ sinh con thứ 3+ ở Nghệ An trong giai đoạn 2008 đến
giai đoạn 2008 đến 2011
2.2.4.1. Mức sinh
Nghệ An là tỉnh có quy mô dân số lớn, đứng thứ 4 so với cả nước nhưng vẫn tiếp tục gia tăng. Dân số trung bình năm 2008 là 3.047.989 người, sau 4 năm, đến năm 2011 thì quy mô dân số Nghệ an là 3.120.519 tăng 117.557 người, chưa kể mỗi năm có khoảng 180.000 đến 220.000 lao động đi làm ăn ngoại tỉnh 6 tháng trở lên. Cùng với việc gia tăng dân số thì mật độ dân số của Nghệ an cũng quá cao, 178 người/km2, cao gấp 5 lần mật độ chuẩn.
Tỷ suất sinh thô từ năm 2008 đến năm 2010 có giảm nhưng không vững chắc, đến năm 2011 tăng trở lại. Cụ thể năm 2008 là 13,8‰, năm 2009 là 13,66‰ giảm 0,14‰ so với cùng kỳ, năm 2010 là 13,49‰ giảm 0,17‰ so với cùng kỳ , đến năm 2011 là 14,94‰ tăng 1,45‰ so với cung kỳ. Như vậy,
tính từ năm 2008 đến năm 2011 thì Tỷ suất sinh thô tăng từ 13,8‰ đến 14,94‰ (tăng 1,14‰).
Tổng tỷ suất sinh (số con trung bình của người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) của Nghệ An năm 2011 xấp xỉ 2,5 con, nằm ở nhóm 10 tỉnh có mức sinh cao nhất cả nước, bao gồm các tỉnh Kon tum, Hà Giang, Lai Châu, Gia Lai, Quảng Trị, Lào Cai, Đắc Nông, Sơn La, Điện Biên. Bên cạnh đó, tiềm năng sinh đẻ của Nghệ An cũng rất lớn, cứ 1 phụ nữ bước ra khỏi độ tuổi sinh đẻ thì có 2,5 phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ và trong đó số phụ nữ ở nhóm tuổi mắn đẻ (20-29 tuổi) cũng chiếm tỷ lệ rất cao. Trong khi đó cả nước đã đạt mức sinh thay thế là 2,1 con.
Với mức sinh như hiện nay Nghệ An chưa đạt được chỉ tiêu Chiến lược Dân số Nghệ An giai đoạn 2001-2010 và Nghị Quyết số 20-NQ/TU ngày 26/6/2009 của BTV Tỉnh Ủy đã đề ra: Đạt mức sinh thay thế ( xấp xỉ 2,1 con) vào năm 2010. Theo chuyên gia dự báo, với tốc độ gia tăng dân số như hiện nay thì đến năm 2029 Nghệ An mới đạt mức sinh thay thế.
2.2.4.2. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên
Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên đang ở mức cao và có xu hướng gia tăng. Theo số liệu báo cáo thống kê chuyên ngành thì năm 2008 là 16,48% đến năm 2011 là 15,06%. Đặc biệt 10 tháng đầu năm 2012, tỷ lệ sinh con thứ 3+ đã tăng lên tới gần 19 %. Hiện nay, vấn đề đảng viên vi phạm Chính sách DS- KHHGĐ đang ở mức báo động. Ở nhiều địa phương tình trạng cán bộ, đảng viên “xé rào”, “lách luật” sinh thêm con hiện đang nổi cộm như: Thanh Chương, năm 2011, toàn huyện có 514 trường hợp vi phạm chính sách Dân số/KHHGĐ thì có đến 48 cán bộ, công nhân viên chức, đảng viên sinh con thứ 3; Còn ở Đô Lương, trong năm 2011 có 595 trường hợp sinh con thứ 3+
thì có 17 đảng viên, 12 cán bộ công chức vi phạm, huyện đã xử lý hành chính trên 90% số cán bộ, đảng viên vi phạm, thuyên chuyển công tác 2 cán bộ công
chức vi phạm. Theo số liệu 11 tháng và dự ước hết năm 2012, số liệu đảng viên, công chức vi phạm chính sách DS-KHHGĐ trong năm 2012 sẽ tăng đột biến so với năm 2011.