- Nghiên cứu định lượng:
2 Tỷ lệ giới tính khi sinh (số bé trai/100 bé gái)
2.3.3. Cơng cụ hành chính tổ chức
2.3.3.1. Tổ chức bộ máy
Sơ đồ tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ các cấp hiện nay Bộ Y tế
Tổng cục DS-KHHGĐ (Cấp TW)
Trung tâm DS-KHHGĐ (Cấp huyện)
Ban DS- KHHGĐ (Cấp xã)
Thôn, bản ( Cộng đồng)
Hệ thống tổ chức làm cơng tác Dân số được củng cố, kiện tồn thay đổi theo mục tiêu của từng giai đoạn, và nâng cao chất lượng hoạt động, cụ thể như sau:
- 1961 - 1975: Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ trẻ em
- 1975 - 1984: Trạm Bảo vệ Bà mẹ và sinh đẻ kế hoạch - 1984 - 1989: Uỷ ban Quốc gia Dân số và sinh đẻ kế hoạch - 1989-2001: Cơ quan chuyên trách Ủy ban Dân số - KHHGĐ - 2001-2007: Ủy ban DS,GĐ&TE
- Từ 2008- nay: Chi cục Dân số - KHHGĐ (Sở Y tế):
+ Tuyến tỉnh: Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh là tổ chức trực thuộc Sở Y tế, thực hiện chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở Y tế quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ, bao gồm các lĩnh vực: quy mô dân số, cơ cấu dân số và chất lượng dân số; chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh; Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở Y tế, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn nghiệp vụ của Tổng cục DS-KHHGĐ thuộc Bộ Y tế; Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh có tư cách pháp nhân, có trụ sở, có con dấu và tài khoản riêng (kể cả tài khoản ngoại tệ).
Chi cục DS-KHHGĐ Nghệ An gồm có 4 phịng chức năng (Phịng Tổ chức tổng hợp hành chính; Phịng Kế hoạch tài vụ chính sách; Phịng Truyền thơng giáo dục; Phịng Dân số KHHGĐ); Tổng số chỉ tiêu biên chế được phân
bổ hiện nay là 22 cán bộ.
+ Tuyến huyện: Trung tâm DS-KHHGĐ huyện là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chi cục DS-KHHGĐ đặt tại huyện, có chức năng triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật, truyền thông giáo dục về DS-KHHGĐ trên địa bàn huyện; Trung tâm DS-KHHGĐ huyện chịu sự quản lý toàn diện của Chi cục DS-KHHGĐ, đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật về dịch vụ KHHGĐ, truyền thông giáo dục của các Trung tâm liên quan ở cấp tỉnh và chịu sự quản lý nhà nước theo địa bàn của Uỷ ban nhân dân huyện; Trung tâm DS-KHHGĐ huyện có tư cách pháp nhân, có trụ sở, có con dấu và có tài khoản riêng.
Hiện nay các đơn vị trực thuộc Chi cục DS-KHHGĐ Nghệ An có 20 Trung tâm DS-KHHGĐ cấp huyện và 01 Trung tâm tư vấn - dịch vụ DS/KHHGĐ với tổng số 165 cán bộ ( trong đó chỉ tiêu biên chế sự nghiệp là 144 và 24 cán bộ hợp đồng);
+ Tuyến xã: Cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ xã có trách nhiệm giúp việc cho Trạm trưởng trạm Y tế cấp xã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu DS-KHHGĐ trên địa bàn xã. Cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ xã là viên chức của Trạm Y tế xã, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Trạm trưởng trạm Y tế xã, chịu sự quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Trung tâm DS-KHHGĐ huyện.
Hiện nay tỉnh Nghệ An có 480 xã, phường, thị trấn. Mỗi xã có 01 cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ, tổng số cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ xã 480 người.
+ Tuyến thôn bản:
Cộng tác viên DS-KHHGĐ thơn bản có trách nhiệm cùng cán bộ y tế thôn bản tuyên truyền, vận động về DS-KHHGĐ, vệ sinh phịng bệnh, chăm
sóc sức khỏe ban đầu; Cộng tác viên DS-KHHGĐ thôn bản hoạt động theo chế độ tự nguyện, có thù lao hàng tháng, chịu sự hướng dẫn về chun mơn, nghiệp vụ của trạm y tế xã.
Tồn bộ tỉnh Nghệ An có 6.517 cộng tác viên dân số, là những cán bộ đoàn thể (phụ nữ, thanh niên, mặt trận…), trưởng thôn, cán bộ về hưu, một số là y tế thơn bản, người dân nhiệt tình tham gia cơng tác DS-KHHGĐ.
Với hệ thống tổ chức bộ máy đó đã thực sự trở thành một tổ chức tham mưu tích cực cho cấp ủy và chính quyền các cấp từ cơ sơ đến tỉnh về công tác DS-KHHGĐ.
- Từ năm 1989 đến nay, 3 lần thay đổi tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ, đặc biệt là việc giải thể Uỷ ban DS-GĐ-TE từ tháng 8/2007 ở TW, nhưng 10 tháng sau mới kiện tồn ở địa phương có ảnh hưởng trực tiếp khơng nhỏ tới kết quả thực hiện các mục tiêu DS-KHHGĐ;
2.3.3.2. Thiết chế khác
Hàng năm, Chi cục DS-KHHGĐ Nghệ An đã tham mưu cho Ủy Ban nhân dân tỉnh kiện tồn Ban chỉ đạo cơng tác dân số tỉnh, đồng thời ký hợp đồng trách nhiệm với hơn 20 Ban, ngành thành viên trong công tác tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách DS-KHHGĐ, đồng thời phối hợp với Đài phát thanh truyền hình tỉnh xây dựng các phóng sự, chun đề về chính sách DS-KHHGĐ; phối hợp Tỉnh đồn tổ chức các chương trình như “Rung chng vàng”, sinh hoạt ngoại khóa theo chuyên đề tại các trường phổ thông trung học; phối hợp Liên đồn Lao động tỉnh tổ chức tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho cán bộ các nhà máy, công trường, công ty…; phối hợp với Hội Nông dân thành lập các câu lạc bộ không sinh con thứ 3, nam giới với công tác dân số...; phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh tổ chức các chương trình “Xã hội phồn vinh, gia đình hạnh phúc”…; phối hợp Báo Nghệ An trong
việc tuyên truyền công tác DS-KHHGĐ. Phối hợp với Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh tuyên truyền chính sách DS-KHHGĐ đến từng tổ đảng…Tuy nhiên, vì điều kiện kinh phí q ít, nên chỉ tổ chức các hoạt động phối hợp mang tính hình thức, chưa được triển khai đồng bộ, toàn diện trên toàn tỉnh nên chưa đem hiệu quả như mong muốn.
2.3.3.3. Pháp luật, thể chế, quy định
Trên cơ sở hệ thống pháp luật, Pháp lệnh dân số, Nghệ An đã thể chế hóa các quy định về khen thưởng những tập thể, cá nhân thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ nhưng chưa thỏa đáng và khơng cịn phù hợp với cơ chế thị trường hiện nay, đồng thời cũng có những chế tài, hình thức kỷ luật những đối tượng vi phạm chính sách DS-KHHGĐ song những chế tài và hình thức kỷ luật cịn q nhẹ, cịn mang tính hình thức, thủ tục, không đủ sức răn đe những đối tượng vi phạm chính sách DS-KHHGĐ.
2.3.3.4. Kỷ luật, xử lý vi phạm
Người vi phạm các quy định về dân số - KHHGĐ, không thực hiện đúng cam kết đã ký với cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương nới cư trú đều phải được xem xét, xử lý bằng các hình thức sau:
- Cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế nhà nước thì phải xem xét, xử lý theo pháp luật hiện hành và bản cam kết tự nguyện đã ký, với mức cao nhất là buộc thôi việc ( kể cả cán bộ công chức xã, phường, thị trấn).
- Lao động hợp đồng (không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn) bị xem xét, xử lý theo pháp luật hiện hành và chấm dứt hợp đồng lao động theo bản cam kết tự nguyện đã ký kết.
- Các đối tượng khác nếu vi phạm đều phải xử lý theo quy định của pháp luật và quy ước, hương ước, quy định của địa phương, của các cơ quan, tổ chức; đồng thời phải đóng góp một khoản tiền hoặc vật chất vào Quỹ dân
số cơ sở có giá trị từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng cho 1 lần vi phạm. Mức đóng góp cụ thể do UBND huyện quy định.
- Các cơ quan, đơn vị, các thơn (xóm, bản, làng, khối phố) có thành viên vi phạm sinh con thứ 3+ thì khơng được cơng nhận đơn vị hồn thành xuất sắc nhiệm vụ, đơn vị văn hóa và phải xem xét danh hiệu thi đua của người đứng đầu.
Đưa vào xem xét các danh hiệu thi đua đối với việc thực hiện các chỉ tiêu giảm sinh và sinh con thứ 3+ hàng năm do Chủ tịch UBND tỉnh giao (đối với huyện, thành, thị xã) do Chủ tịch UBND huyện giao đối với xã (phường, thị trấn).
Từ năm 2008 đến năm 2011, Nghệ an đã xử lý những người vi phạm chính sách Dân số-KHHGĐ bằng các hình thức cụ thể như sau: Nếu là Đảng viên thì Khai trừ ra khỏi Đảng, cảnh cáo và khiển trách; Nếu là cịn bộ thì áp dụng các hình thức: buộc thơi việc, cách chức, hạ bậc lương, luân chuyển cơng tác hay xử lý hành chính; Cịn đối với người dân thì áp dụng hình thức xử lý vi phạm. Tổng số người vi phạm và xử lý vi phạm qua các năm là:
Bảng 2.8: Các hình thức xử lý đối với số người vi phạm chính sách dân số-KHHGĐ hàng năm TT Hình thức xử lý Năm 2008 (người) % xử lý Năm 2009 (người) % xử lý Năm 2010 (người) % xử lý Năm 2011 (người) % xử lý
Đối với Đảng viên
1 Khai trừ 32 28 30 2
2 Cảnh cáo 78 115 87 78
3 Khiển trách 12 54 13 50
Cộng 122 99 197 65 130 82 130 75
Đối với cán bộ
1 Buộc thôi việc 1 2 1 0
2 Cách chức, hạ bậc lương 21 24 19 31
3 Luân chuyển công tác 8 28 10 14
4 Xử lý hành chính 20 19 35 37
Cộng 50 53,1 73 57 65 71 82 59
Đối với người dân
1 Xử lý hành chính 7599 61 8327 62,4 8111 64,8 8525 62,6
Nguồn: Báo cáo xử lý vi phạm chính sách DS-KHHGĐ hàng năm của các huyện gửi về Chi cục